Làm 'bác sĩ' chữa bệnh cho tôm, cá học ngành nào?

Quốc Ngữ | 10/02/2023, 16:50
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Sự bùng nổ của các doanh nghiệp nuôi trồng, chế biến, xuất khẩu thủy sản khiến nhu cầu nhân lực ngành Bệnh học thủy sản ngày càng "hot".

Làm 'bác sĩ' chữa bệnh cho tôm, cá học ngành nào? ảnh 1
Nghiên cứu, phát triển nuôi tôm siêu thâm canh trong hệ thống tuần hoàn tại Khoa Thủy sản (Trường ĐH Cần Thơ).

Các trường đào tạo “bác sĩ” chữa bệnh tôm, cá

Trong nhóm ngành Thủy sản, Bệnh học thủy sản là một ngành học mới. Hiện một số trường đại học có đào tạo ngành Bệnh học thủy sản như: Trường ĐH Nha Trang; Trường ĐH Nông Lâm - Đại học Huế; Trường ĐH Nông Lâm TPHCM; Trường ĐH Cần Thơ… Điểm chuẩn của ngành Bệnh học thủy sản dao động trong khoảng 14 - 16 điểm (theo hình thức xét kết quả thi THPT) và 18 - 22,75 điểm (theo hình thức xét học bạ THPT).

Ngành Bệnh học thủy sản có thể xét tuyển bằng nhiều phương thức, trong đó phương thức xét tuyển bằng điểm Kỳ thi tốt nghiệp THPT; Xét tuyển bằng điểm học bạ THPT thường sử dụng các Tổ hợp xét tuyển như: Toán, Lý, Hóa (A00); Toán, Hóa, Sinh (B00); Toán, Sinh, Tiếng Anh (B08); Toán, Hóa, Tiếng Anh (D07)…

Năm 2022, điểm chuẩn ngành Bệnh học thủy sản của Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam 15 (Điểm thi tốt nghiệp THPT); Đại học Nông Lâm - Đại học Huế 15 (Điểm thi tốt nghiệp THPT); Đại học Cần Thơ 15,5 (Điểm thi tốt nghiệp THPT); Đại học Nông Lâm - Đại học Huế 18 (Học bạ); Đại học Cần Thơ 22,75 (Học bạ)…

Ngành Bệnh học thủy sản cần ở sinh viên một số tố chất như: Thích thu thập hay nghiên cứu các khía cạnh khác nhau của thiên nhiên; Thích các hoạt động ngoài trời (cắm trại, leo núi, làm vườn, lặn biển); Có khả năng nhớ tên và phân loại các loài động thực vật; Thích chăm sóc vật nuôi, cây trồng; Nhạy cảm và hòa hợp với thiên nhiên; Yêu thiên nhiên, môi trường; Thích xem các chương trình, thông tin về thế giới tự nhiên…

Để theo học tốt ngành Bệnh học thủy sản, sinh viên cần trau dồi những môn học chính như: Toán học, Ngoại ngữ và Sinh học… Việc giỏi môn Toán giúp sinh viên có kỹ năng phân tích, tổng hợp, đánh giá dữ liệu và thông tin, giải quyết những vấn đề thực tế hay trừu tượng trong lĩnh vực. Có kỹ năng ngoại ngữ, người học có thể hiểu được các ý chính của một báo cáo hay bài phát biểu chuyên ngành bằng tiếng nước ngoài trong lĩnh vực này. Có thế mạnh về Sinh học sẽ giúp sinh viên có khả năng nghiên cứu và chuyển giao các hoạt động về bệnh học thủy sản, quản lý dịch bệnh thủy sản…

Theo PGS.TS Kim Văn Vạn, Khoa Thủy sản (Học viện Nông nghiệp), ngành Bệnh học thủy sản xuất phát từ nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao, những năm qua sinh viên tốt nghiệp ngành bệnh học thủy sản được các doanh nghiệp đón nhận, nhiều sinh viên đi làm từ khi thực tập tốt nghiệp. Lợi thế của ngành là có sự kết hợp với các doanh nghiệp để áp dụng lý thuyết, kiến thức vào thực tế sản xuất, đảm bảo chất lượng sản phẩm…

Theo giaoducthoidai.vn
https://giaoducthoidai.vn/lam-bac-si-chua-benh-cho-tom-ca-hoc-nganh-nao-post625181.html
Copy Link
https://giaoducthoidai.vn/lam-bac-si-chua-benh-cho-tom-ca-hoc-nganh-nao-post625181.html
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Làm 'bác sĩ' chữa bệnh cho tôm, cá học ngành nào?