Làm gì để giúp trẻ nhút nhát tự tin hơn?

Phạm Hoa - Việt Anh | 23/10/2023, 20:20
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

(GDTĐ) - Cha mẹ chăm bẵm con quá cũng sẽ khiến con bị thiếu tự tin. Việc gì bé làm cũng khiến ba mẹ cảm thấy lo lắng và luôn muốn giúp đỡ.

Trước tiên, bạn nên biết việc trẻ con nhút nhát không có gì là bất thường. Không hẳn vì ba mẹ nuôi dạy con sai cách. Đây là tính cách xuất hiện hầu hết ở trẻ nhỏ từ 6 tháng đến 3 tuổi. Vì thế giới xung quanh còn quá mới mẻ và lạ lẫm với chúng.

Chỉ cho con cách tự chăm sóc bản thân

Các bé sẽ có xu hướng gần gũi với những người thân quen nhất. Trẻ cảm thấy gượng gạo và căng thẳng mỗi khi trở thành trung tâm của sự chú ý, kể cả khi đó là sự chú ý tích cực… Đó là lý do con nhút nhát.

Theo lẽ tự nhiên, khi trẻ được hơn 3 hoặc 4 tuổi sẽ bắt đầu có nhu cầu vui chơi và tương tác với bạn bè đồng trang lứa. Nhưng nếu lúc này tính nhút nhát vẫn tiếp tục kéo dài, thì chúng ta cần có phương pháp tích cực để thay đổi trẻ.

Nhiều bé học hành rất thông minh. Khi ở nhà cùng ba mẹ thì nói năng trôi chảy và tiếp thu rất nhanh, thậm chí còn hay vặn vẹo bố mẹ. Nhưng khi ra ngoài, hoặc có khách tới chơi nhà thì trở nên rụt rè, hay sợ. Không hòa nhập cùng người khác được.

Thông thường, những trẻ chỉ hoạt ngôn lanh lợi ở nhà, còn khi ra ngoài thì nhút nhát, rụt rè là do trẻ cảm thấy không an toàn và tự tin khi phải quyết định hoặc hành động một mình.

Vì vậy, ba mẹ phải để con tập làm mọi việc chăm sóc cho chính bản thân, phát triển cho trẻ tinh thần tự lập. Thậm chí, bạn có thể nhờ trẻ một số công việc nhà đơn giản. Khi trẻ làm tốt, cần khen ngợi và khích lệ con thật nhiều.

tre-nhut-nhat.png
Trẻ nhút nhát cần sự giúp đỡ của cha mẹ để có thêm dạn dĩ

Bố mẹ chăm bẵm con quá mức sẽ khiến trẻ càng nhút nhát

Cha mẹ chăm bẵm con quá cũng sẽ khiến con bị thiếu tự tin. Việc gì bé làm cũng khiến ba mẹ cảm thấy lo lắng và luôn muốn giúp đỡ. Mỗi lần vấp ngã ba mẹ chạy lại bế lên dỗ dành. Ba mẹ chăm sóc hoàn toàn từ A – Z…

Do nhận được quá nhiều sự bao bọc trong gia đình, trẻ chưa tự chủ động làm một cái gì mà không có sự theo dõi và chỉ bảo của người lớn. Điều này khiến trẻ không tự tin một chút nào nếu không có người lớn ở bên chỉ bảo.

Để giúp trẻ, ba mẹ cần xem xét lại việc chăm sóc và nuôi dạy con của mình. Không đem sự căng thẳng trong cơ quan, nơi làm việc hay gia đình vào giao tiếp với trẻ. Tránh mỉa mai, chỉ trích những việc trẻ làm chưa tốt hay so sánh trẻ với những anh chị, bạn bè cùng chơi.

Không ép trẻ phải giao tiếp khi con không thoải mái

Khi con ra ngoài chơi hoặc có người lạ đến nhà, bạn đừng ép con phải chào hỏi hay nói chuyện vui vẻ. Hãy để con tự nhiên!

Khi con quan sát kĩ mà thấy khách không có biểu hiện hại bé thì bé sẽ tự nhiên lại gần và tiếp xúc thôi. Đó là cách dạy con ngoan hiệu quả. Việc thúc ép khiến bé càng thêm lo lắng và sợ hãi.

image(1).png
Cho trẻ tham gia nhiều hơn với  các  lớp hoạt động ngoại khoá

Chủ động gần gũi, giúp trẻ chia sẻ và cởi mở

Cha mẹ phải chủ động gần gũi con và giúp trẻ cởi mở chia sẻ những khó khăn bằng lời. Cha mẹ nên tìm hiểu sâu hơn những cảm xúc hoặc suy nghĩ thực đằng sau lời nói.

Ví dụ cha mẹ hỏi thêm vì sao con sợ người khác nhìn, tại sao con lại cảm thấy xấu hổ. Có thể các em có niềm tin là con chẳng thể nào làm một cái gì đúng cả”. Hoặc “mọi người sẽ cười khi con làm điều gì đó sai nên con mới tránh và xấu hổ”.

Có thể giải thích cho con rằng sai sót là chuyện bình thường. Cha mẹ đôi lúc cũng sai nhưng không ai cười cha mẹ cả. Sau đó hỏi về những điểm mạnh của trẻ để các em cảm thấy tự tin hơn.

Ví dụ như cha mẹ có thể nói là “nhưng bố mẹ thấy ở nhà con kể chuyện rất hay nên bố mẹ tin rằng con có thể kể những câu chuyện đó cho các bạn”…

Đó là cách dạy trẻ tư duy kiểu Nhật, giúp trẻ tư duy tích cực. Bằng cách thức này, cha mẹ sẽ giúp con có những niềm tin mới, tích cực hơn về bản thân. Từ đó con hủ động tích cực tham gia vào các hoạt động với bạn bè.

Khuyến khích trẻ tham gia hoạt động tập thể

Cha mẹ không nên bao bọc con quá mức. Hãy tạo những thách thức nhỏ để con tự thể hiện mình. Thường xuyên cho trẻ tiếp xúc, giao lưu với thế giới bên ngoài.

Ví dụ như khuyến khích trẻ tham gia vào các hoạt động, trò chơi tập thể. Cho trẻ tham gia nhiều hơn các lớp ngoại khóa như học đàn, học vẽ, kỹ năng sống./.

Bài liên quan
Vụ ba trẻ nhỏ bị tường đổ đè tử vong: "Tôi và vợ chỉ biết dùng tay cào cấu đất đá trong tuyệt vọng"
Người bố trong vụ ba trẻ nhỏ bị tường đổ đè tử vong nói khi nhìn thấy các con bị vùi lấp, anh và vợ chỉ biết dùng tay cào cấu đất đá trong tuyệt vọng nhưng rồi phép màu đã không xảy ra…

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Làm gì để giúp trẻ nhút nhát tự tin hơn?