Làm thế nào để cân bằng giữa học và chơi?

Đăng Chung | 07/04/2022, 07:05
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Đã nhiều ngày trôi qua, song vụ một nam sinh lớp 10 ở Hà Nội tự tử vẫn khiến cho dư luận bàng hoàng.

“Phương pháp giáo dục mới, khoa học tiến bộ ngày nay là trường học hạnh phúc, ngôi nhà hạnh phúc. Qua đó, tạo điều kiện tốt nhất để cho các em phát triển toàn diện, đầy đủ về thể chất, tinh thần, tạo ra hứng thú trong việc học tập, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển năng lực bản thân, khơi dậy cảm xúc và sự đam mê đối với việc học tập.

Bởi vậy, các bậc phụ huynh cũng cần thay đổi suy nghĩ và hành động, thay đổi phương pháp giáo dục để tránh mang đến quá nhiều áp lực cho các em”, Tiến sĩ, Luật sư Cường nhấn mạnh.

Cân bằng giữa việc họcvà sinh hoạt

Cô giáo Nguyễn Thị Hà - Đại biểu Quốc hội khóa XV bày tỏ, là một người giáo viên, đồng thời cũng là một phụ huynh - vô cùng bàng hoàng và xót xa.

“Các em đang ở lứa tuổi có tâm lý nhạy cảm với các yếu tố tác động trong cuộc sống, trong học tập, trong cả những mối quan hệ với gia đình và xã hội. Có thể những kỳ vọng quá lớn từ phía gia đình, những áp lực từ môi trường xã hội và các vấn đề khó khăn trong giai đoạn cao điểm phải học trực tuyến. Qua đó, khiến các em rơi vào bi quan mà không muốn hoặc không biết chia sẻ cùng ai...”, Đại biểu Hà lý giải.

Đại biểu Hà cho rằng, để giảm thiểu, ngăn chặn những vụ việc thương tâm tương tự xảy ra, các bậc phụ huynh và nhà trường cần thay đổi suy nghĩ và hành động, thay đổi phương pháp giáo dục để luôn "đồng hành" bên con, thực sự là "người bạn" để có tiếng nói chung. Đồng thời, phải lấy con em, học sinh làm trung tâm, tùy vào hoàn cảnh, từng đối tượng mà có phương pháp giáo dục khác nhau, tránh gây áp lực cho con trẻ.

"Yếu tố đặc biệt quan trọng giúp trẻ vượt qua mọi khó khăn trở ngại chính là sự quan tâm của gia đình, thầy cô, bạn bè. Bên cạnh đó, phụ huynh cần tạo sự gần gũi, gắn bó với con cái để con cái có thể tâm sự, chia sẻ khi gặp khó khăn trong việc học tập và trong các mối quan hệ xã hội.

Gia đình và nhà trường không nên áp đặt thành tích học tập hoặc kỳ vọng quá cao vì điều này sẽ gây áp lực cho con trẻ. Để trẻ có khả năng nội lực tự đương đầu với những biến cố trong cuộc sống, các kỹ năng sống (như kỹ năng chia sẻ, kỹ năng giải quyết vấn đề…) cần được ưu tiên dạy cho trẻ thường xuyên và lâu dài...”, Đại biểu Hà nói.

Còn ông Lê Như Tiến - Đại biểu Quốc hội khoá XIII nhấn mạnh, cần phải kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong giáo dục và quản lý. Đặc biệt, đối với các em học sinh, nhất là học sinh cấp phổ thông phải có phương châm vừa học vừa có thời gian nghỉ ngơi, vui chơi lành mạnh.

“Ở trường đã phải học quá nhiều rồi, về gia đình, bố mẹ còn bắt học nhiều hơn nữa khiến cho các em không có thời gian vui chơi, nghỉ ngơi. Các bậc phụ huynh cũng cần phải thay đổi tư tưởng, cần động viên, khích lệ, trân trọng kết quả học tập cũng như năng lực thực tế của các em. Đừng chỉ lúc nào cũng muốn con mình phải là số 1 rồi bắt ép các em phải học, phải hài hòa giữa học và vui chơi lành manh…”, Đại biểu Lê Như Tiến nói.

Còn cô Hoàng Thị Mận - Hiệu trưởng Trường THCS - THPT Newton cho biết, nhà trường thường xuyên có những tiết học trang bị kỹ năng sống cho học sinh.

“Hàng tuần tiết chào cờ, nay là sinh hoạt, thầy cô tổ chức các tiết học như: Đừng để căng thẳng đánh gục bạn, giáo dục kỹ năng ứng phó với căng thẳng. Những tiết học này giúp học sinh được giải tỏa áp lực (nếu có) và trang bị những kỹ năng sống vượt qua những khó khăn, thử thách trong học tập giúp cân bằng giữa việc học và sinh hoạt của học sinh...”, cô Mận chia sẻ.

Theo giaoducthoidai.vn
https://giaoducthoidai.vn/hoc-duong/lam-the-nao-de-can-bang-giua-hoc-va-choi-EcmIp3s7g.html
Copy Link
https://giaoducthoidai.vn/hoc-duong/lam-the-nao-de-can-bang-giua-hoc-va-choi-EcmIp3s7g.html
Bài liên quan
Thầy cô cùng thay đổi để kiến tạo ngôi trường hạnh phúc
Ở Trường THPT Hoàng Quốc Việt, tỉnh Quảng Ninh, mỗi giáo viên đang nỗ lực đổi thay để kiến tạo nên những điều tốt đẹp trong ngôi trường hạnh phúc, mỗi thầy cô giáo luôn là một tấm gương đạo đức.

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Làm thế nào để cân bằng giữa học và chơi?