Lan tỏa tình yêu nghề từ sáng kiến kinh nghiệm

Lường Toán - Hồng Đức | 29/03/2022, 06:31
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Những sáng kiến kinh nghiệm (SKKN) hay sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy và học. Bên cạnh đó còn khơi nguồn sáng tạo của học trò, giúp các em hoàn thiện kỹ năng nổi trội của mình.

“Dù cuộc sống của một số thầy, cô giáo còn nhiều vất vả, song chúng tôi luôn tìm thấy niềm vui, hạnh phúc và động lực để cống hiến. Bởi, đằng sau những vất vả, hy sinh chính là sự trưởng thành của các thế hệ học sinh mình từng dìu dắt”, thầy Trào bộc bạch.

Phát suy sức sáng tạo của học trò

Với cô Lê Thị Luyến, giáo viên Lịch sử, Trường THCS Nhữ Bá Sỹ (huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa), SKKN giúp giáo viên vượt qua tâm lý sức ì trong giảng dạy. Đặc biệt, SKKN còn phát huy tính chủ động, sáng tạo của học trò đồng thời giúp các em hoàn thiện những kỹ năng nổi trội của mình.

Bởi vậy, trong suốt gần 20 gắn bó với nghề, cô Luyến luôn tích cực tham gia viết SKKN. Nhiều SKKN của nữ nhà giáo được đánh giá cao, như SKKN “Một số biện pháp nâng cao vai trò của giáo viên chủ nhiệm ở trường THCS”, xếp loại C cấp tỉnh năm học 2017-2018.

Cô giáo Lê Thị Luyến, Trường THCS Nhữ Bá Sỹ (Hoằng Hóa, Thanh Hóa).

Gần nhất, SKKN “Đa dạng hóa hoạt động dạy học Lịch sử địa phương ở Trường THCS Nhữ Bá Sỹ - Hoằng Hóa” được xếp loại C cấp tỉnh năm học 2020 – 2021.

Đối với môn Lịch sử luôn có ý kiến cho rằng đây là môn học khô khan, nhiều sự kiện. Để xóa bỏ quan điểm này, cô Luyên luôn chú trọng sưu tầm tư liệu, các mẩu chuyện, bài hát, thơ… hoặc chuẩn bị những bộ phim mang tính nhân văn để truyền đạt cho học sinh.

“Ngoài giờ học trên lớp, chúng tôi thường xuyên phối hợp với phụ huynh tổ chức các buổi ngoại khóa thăm quan di tích lịch sử, nhà truyền thống… với mong muốn mang tới giờ học sinh động, hấp dẫn. Tất cả cùng hướng tới mục tiêu: Học để biết, học để làm, học để chung sống và học để tự khẳng định mình”, cô Luyến chia sẻ.

Nữ giáo viên cũng cho rằng, SKKN nên thường xuyên công khai và nhân rộng trên các phương tiện thông tin đại chúng để đồng nghiệp cùng chia sẻ, học hỏi lẫn nhau.

Chia sẻ về công việc của mình, cô Luyến cho biết: “Tôi cảm thấy may mắn và hạnh phúc khi được trở thành nhà giáo. Khi chúng ta làm việc bằng niềm khao khát mãnh liệt cùng tinh thần đoàn kết tuyệt đối thì sẽ đạt được kết quả như mong đợi”.

Và cũng đúng như mong đợi của nữ nhà giáo, chỉ sau 2 năm dẫn dắt đội tuyển môn Lịch sử, học trò của cô có tới 19/20 học sinh tham gia dự thi đoạt giải cấp tỉnh. Trong đó, có 6 giải Nhất, 9 giải Nhì, 3 giải Ba và 1 giải Khuyến khích.

Theo giaoducthoidai.vn
https://giaoducthoidai.vn/giao-duc/lan-toa-tinh-yeu-nghe-tu-sang-kien-kinh-nghiem-42qZvNynR.html
Copy Link
https://giaoducthoidai.vn/giao-duc/lan-toa-tinh-yeu-nghe-tu-sang-kien-kinh-nghiem-42qZvNynR.html
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Lan tỏa tình yêu nghề từ sáng kiến kinh nghiệm