Tuy nhiên, dân làng không bị vàng bạc làm mờ mắt, họ biết cách lấy sao cho hợp lý, phân biệt rõ tầm quan trọng của lợi ích quốc gia. Khi đoàn khảo sát được cử đến, mọi người đều tích cực hợp tác điều tra.
Dưới sự dẫn dắt của dân làng, đoàn khảo sát tìm về thượng nguồn thì phát hiện có một ngọn núi nhỏ chia đôi dòng suối, dùng dụng cụ khảo sát thì thấy hàm lượng vàng trong nước ở đây cao gấp mấy lần hạ lưu. Điều này cho thấy vàng khả năng cao nằm ở trong núi.
Dựa trên những suy luận hợp lý, kế hoạch nổ mìn diễn ra suôn sẻ, khi thuốc nổ được kích nổ, cả ngọn núi rung chuyển, bụi mù mịt trên bầu trời che khuất tầm nhìn của mọi người. Khi bụi mù từ từ lắng xuống, đoàn khảo sát reo mừng, hai mắt sáng óng, nhưng ngược lại, phía dân làng lập tức khuỵu xuống, miếng lẩm bẩm van xin thần núi.
Nhìn thấy hành động kỳ lạ của dân làng, đoàn khảo sát liền chú ý đến những mẩu xương dưới chân tường, dựa vào kinh nghiệm làm việc, điều đầu tiên họ nghĩ đến đây là một ngôi mộ cổ.
Hiện trường được phong tỏa nhằm xác minh sự việc. Để làm rõ kết quả, đoàn khảo sát đã thu thập một số ít mẫu xương, mô sợi nghi là quần áo gửi cơ quan giám định chuyên môn.
Sau khi xác định, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng chất liệu những bộ quần áo này có lịch sử lâu đời, nhưng chúng không phải là quần áo của các vua quan mà là quần áo vải lanh của những người lao động thời xưa. Sau đó, họ tìm thấy vết cháy và một số công cụ lao động trong hang động, khiến các chuyên gia kết luận rằng hang động là một lò khai thác vàng cổ xưa, và những bộ xương này cũng là của những công nhân đã không may qua đời.
Giá trị của vàng thời cổ đại ngày nay không gì so sánh được, vì thời đó vàng là biểu tượng của quyền lực, chỉ có hoàng đế, tướng lĩnh và quý tộc mới được sử dụng, dân thường dù giàu có đến đâu cũng chỉ có thể sử dụng bạc. Sự khan hiếm tột độ khiến người xưa gần như bị ám ảnh bởi thứ vàng này.
Với tính chất hóa học ổn định, vàng không dễ bị oxy hóa, rỉ sét và phân hủy, nhiều hoàng đế tin rằng ăn vàng có thể “trường sinh bất tử”.
Dựa trên những suy luận trên, các chuyên gia kết luận sơ bộ đây là nơi thường khai thác vàng vào thời nhà Minh ( từ năm 1368 đến năm 1644 ) , lý do những người đào vàng này lại bị chôn vùi ở đây, khả năng cao là sập mỏ dẫn đến chết tập thể.
Vậy là hàng trăm tấn vàng đã được phát hiện, ước tính giá trị thị trường có thể lên đến 12 tỷ đô la (hơn 283 nghìn tỷ VNĐ). Điều này đồng nghĩa dân làng huyện Toại Xương đã đóng góp vào sự phát triển đất nước, ngay sau đó các lãnh đạo cũng cố gắng hỗ trợ dân làng để thoát khỏi cảnh nghèo đói. “Dòng suối vàng” đã mở ra một cái kết có hậu.