Theo các nghiên cứu hiện đại, trong hoa ngũ sắc có 0.7 – 2% tinh dầu, có khả năng ức chế mạnh các vi khuẩn như tụ cầu vàng, Bacillus subtilis, E.coli và trực khuẩn mủ xanh… Bên cạnh đó, các hoạt chất quý trong hoa ngũ sắc như cadinen, caryophyllen, geratocromen, demetoxygeratocromen cũng có khả năng chống viêm, giảm phù nề, dị ứng và giảm tiết dịch.
Cây hoa cứt lợn
Theo Đông y, cây hoa cứt lợn có vị hơi đắng, tính mát, tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu sưng, cầm máu... thường dùng làm thuốc chống viêm, chống phù nề, chống dị ứng trong các trường hợp sổ mũi, viêm xoang mũi dị ứng cấp và mạn tính.
Để chữa bệnh viêm xoang mũi dị ứng, hái cây tươi về rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước tẩm vào bông. Dùng bông này nhét vào lỗ mũi bên đau khoảng 15-20 phút. Sau đó, rút bông ra để dịch mủ từ trong xoang và mũi chảy ra ngoài rồi xì nhẹ nhàng. Lưu ý, không nên xì mũi mạnh do dịch từ trong mũi xoang có thể đi qua đường nối thông giữa mũi và tai gây viêm tai giữa cấp.
Hoặc sử dụng 15-30g cành lá khô sắc với 500ml nước, còn lại 200ml và xông mũi, vừa uống 2 lần/ngày trước bữa ăn.
Cây hoa cứt lợn được chứng minh có tác dụng tốt với người bệnh viêm xoang.
3. Công dụng khác của cây hoa cứt lợn
- Chữa phụ nữ rong huyết sau khi sinh: Dùng 30 - 50g cây cỏ cứt lợn tươi rửa thật sạch, giã nhỏ, chế thêm nước rồi vắt lấy nước cốt, chia 2 lần uống trước bữa ăn. Uống liên tục 3 - 4 ngày.
- Giúp tóc suôn mượt: Dùng cây hoa cứt lợn phối hợp với bồ kết nấu nước gội đầu giúp tóc thơm tho, trơn mượt, sạch gàu.
Lưu ý:
Một số người thấy cây hoa cứt lợn có tác dụng tốt nhưng tên lại xấu xí nên đã gọi cây này là cây ngũ sắc, ngũ vị hay còn gọi là cây bông ổi. Do đó, để có tác dụng với các triệu chứng viêm xoang, cần sử dụng đúng loại cây hoa cứt lợn, tránh nhầm lẫn.Mời bạn xem tiếp video: