Ngoài sử dụng trong món ăn, hạt vừng còn được sử dụng trong các bài thuốc y học cổ truyền. Ngoài ra, dầu hạt mè được ép từ vừng là nguồn dưỡng chất giàu axit béo omega-3, chất chống oxy hóa phenol flavonoid, vitamin và chất xơ.
Ăn vùng giúp bổ gan, sáng mắt
Theo Đông y, có mối liên hệ giữa các cơ quan nội tạng với sức khỏe của mắt. Gan dự trữ máu và một nhánh nhất định của ống gan có liên kết dinh dưỡng với mắt, hỗ trợ sức khỏe của mắt.
Hạt vừng đen có lợi cho gan vì làm tăng máu lưu thông ở gan, từ đó nuôi dưỡng mắt. Tác dụng chữa bệnh của vừng đen bao gồm hỗ trợ điều trị mờ mắt, mỏi mắt và khô mắt.
Cải thiện sức khỏe hệ hô hấp
Trong thành phần của vừng chứa magiê. Đây là loại khoáng chất có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh hen suyễn, ngăn ngừa co thắt đường thở.
Trong các nghiên cứu từng chỉ ra thiếu ma giê có thể dẫn tới các bệnh ở đường phổi. Vì vậy hãy ăn thực phẩm giàu magiê để phổi hoạt động tốt hơn.
Nguồn cung vitamin B tốt
Hạt mè là một nguồn cung dồi dào các vitamin nhóm B như: thiamine (B1), niacin (B3) và vitamin B6 tốt, cần thiết cho chức năng tế bào và chuyển hóa thích hợp. Ngoài ra, vitamin B6 còn tham gia vào quá trình tạo ra huyết sắc tố.
Giúp hạ huyết áp là công dụng của hạt vừng
Huyết áp cao là yếu tố nguy cơ chính gây ra bệnh tim và đột quỵ. Hạt vừng rất giàu magie, khoáng chất có tác dụng giúp giảm huyết áp. Ngoài ra, lignans, vitamin E và các chất chống oxy hóa khác trong hạt mè có thể giúp ngăn ngừa sự tích tụ mảng bám hình thành trong động mạch, có khả năng duy trì huyết áp khỏe mạnh.
Với những tác dụng trên chắc hẳn bạn đã hiểu vì sao vừng được mệnh danh là "thực phẩm sống thọ" rồi phải không.