Lớp mạ an toàn chống ăn mòn thép

01/10/2023, 07:15
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

TS Phạm Thị Năm và cộng sự vừa bảo vệ nghiệm thu xuất sắc đề tài 'Nghiên cứu chế tạo hệ bảo vệ đa lớp cho thép trên cơ sở kẽm và hợp kim kẽm'.

TS Phạm Thị Năm cho biết, nhóm nghiên cứu đã chế tạo thành công lớp mạ đa lớp có khả năng bảo vệ chống ăn mòn cho nền thép trên cơ sở kẽm và hợp kim kẽm để thay thế lớp mạ Cadmi (Cd) độc hại, ô nhiễm môi trường. Sản phẩm của nhóm nghiên cứu là lớp mạ đa lớp ZnNi/Zn; ZnNiSi/ZnNi/Zn trên nền thép CT3 bằng phương pháp kết tủa điện hóa.

CT3 là một loại thép carbon, trong đó, CT là ký hiệu thể hiện hàm lượng C<0,25%, với="" các="" mác="" thép="" tiêu="" chuẩn="" ở="" việt="" nam="" thường="" có="" thêm="" chữ="" c="" ở="" trước="" như="" cct34,="" cct38="" thể="" hiện="" chuẩn="" đảm="" bảo="" thành="" phần="" hóa="" học="" và="" tính="" chất="" cơ="" học.="">

Còn chữ số cuối cùng là giới hạn bền của mác thép. Thép CT3 được sử dụng ngày càng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực đặc biệt là xây dựng với rất nhiều ưu điểm vượt trội.

Theo TS Phạm Thị Năm, tính chất đặc trưng cũng như khả năng bảo vệ chống ăn mòn của lớp mạ được đánh giá bằng phương pháp hiện đại. Đặc biệt, khả năng bảo vệ chống ăn mòn của lớp mạ được đánh giá bằng phương pháp phun mù muối trong môi trường muối NaCl 5% theo thời gian thử nghiệm.

Kết quả đánh giá khả năng ăn mòn của lớp mạ đa lớp cho thấy bền ăn mòn với giá trị mật độ dòng ăn mòn thấp (6,753×10-6 A/cm2) và thời gian xuất hiện gỉ đỏ sau 336 giờ phun muối. Lớp mạ ZnNiSi/ZnNi/Zn chế tạo được có triển vọng ứng dụng trong thực tế để bảo vệ nền thép.

Với điều kiện môi trường khí hậu đặc thù ở Việt Nam là nhiệt đới nóng ẩm mưa nhiều, các vật liệu và phương pháp bảo vệ chống ăn mòn kim loại truyền thống như sử dụng lớp phủ bảo vệ bằng cách quấn nhiều lớp vải bố, sau đó quét lớp bitum chống ăn mòn lên bề mặt lớp phủ. Trên thực tế, phương pháp này chỉ có tác dụng tạm thời, chỉ có thể tăng tuổi thọ cho đường ống lên từ 2 đến 5 năm.

Về cơ bản, bề mặt của sắt, thép không phải dạng mặt phẳng kín. Chúng có rất nhiều kẽ hở tạo điều kiện dẫn đến hiện tượng oxy hoá kim loại, do tiếp xúc trực tiếp với không khí và độ ẩm gây nên tình trạng rỉ sét, nếu chỉ dùng phương pháp phủ truyền thống lên bề mặt kim loại bằng vải bố hoặc sơn không chuyên dụng.

Hiện tượng này tạo ra các bong bóng cứng dưới lớp sơn, dẫn đến bong tróc sau đó ăn mòn và phá huỷ hết các kết cấu kim loại. Kết quả là đường ống xuất hiện các điểm rỗ, hố và chủ yếu tập trung ở phía dưới. Do vậy, lớp phủ chống ăn mòn kim loại có rất nhiều tiềm năng ứng dụng để bảo vệ công trình, cầu cống…

Thông qua nhiệm vụ, nhóm nghiên cứu đã hợp tác nghiên cứu với Viện Hóa Lý, Viện Hàn lâm Khoa học Bulgaria nhằm nâng cao trình độ trong chế tạo lớp mạ đa lớp. Với những kết quả đã đạt được, nhóm mong muốn tiếp tục được đầu tư nghiên cứu phát triển hợp tác với các đối tác nước ngoài trong nghiên cứu, chế tạo lớp mạ đa lớp để hoàn thiện sản phẩm trong tương lai.

Theo giaoducthoidai.vn
https://giaoducthoidai.vn/lop-ma-an-toan-chong-an-mon-thep-post655264.html
Copy Link
https://giaoducthoidai.vn/lop-ma-an-toan-chong-an-mon-thep-post655264.html
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Lớp mạ an toàn chống ăn mòn thép