Chính sách 4: Đào tạo, bồi dưỡng, đãi ngộ và tôn vinh nhà giáo. Chính sách này tạo cơ sở pháp lý cho việc thực hiện đào tạo, bồi dưỡng, tôn vinh nhà giáo, qua đó chuẩn hóa, nâng cao chất lượng nhà giáo, giúp nhà giáo phát triển chuyên môn đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và hội nhập quốc tế trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
Chính sách 5: Quản lý nhà nước về nhà giáo. Chính sách này khắc phục các bất cập trong hệ thống quản lý nhà nước về nhà giáo thời gian vừa qua; làm cơ sở thực hiện phân cấp, thống nhất từ trung ương đến địa phương trong quản lý nhà giáo, tạo điều kiện cho nhà giáo tự do trong học thuật, phát triển chuyên môn nghiệp vụ.
Trên cơ sở 5 chính sách đã được Chính phủ thông qua, bước đầu, Bộ GD&ĐT cụ thể dự kiến Đề cương chi tiết gồm 8 chương, 55 Điều.
Chia sẻ về lộ trình triển khai xây dựng Luật Nhà giáo, lãnh đạo Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục trao đổi, tại Nghị quyết 95/NQ-CP, Chính phủ giao Bộ trưởng Bộ Tư pháp thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, thay mặt Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị bổ sung dự án luật vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh 2024 để trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 7 (tháng 5/2024), thông qua tại Kỳ họp thứ 8 (tháng 10/2024) Quốc hội khóa XV.
Căn cứ chỉ đạo của Chính phủ và quy trình xây dựng Luật theo Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật (12 bước), Bộ GD&ĐT đã thành lập Ban chỉ đạo, Ban soạn thảo và tổ chức biên soạn Luật theo quy trình soạn thảo Luật từ năm 2023 cho đến đến tháng 10/2024 Quốc hội thông qua dự án Luật (kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV).
Hiện, Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã thừa Ủy quyền của Chính phủ, ký Tờ trình số 435/TT-CP ngày 5/9/2023 trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị bổ sung dự án Luật Nhà giáo vào Chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh năm 2024.
Ảnh minh họa/internet. |
Ngay sau khi Chính phủ ban hành Nghị quyết số 95/NQ-CP, Bộ GD&ĐT đã triển khai các hoạt động biên soạn Luật Nhà giáo. Hiện, Bộ GD&ĐT đã thành lập Ban chỉ đạo biên soạn Luật Nhà giáo; Ban soạn thảo, Tổ biên tập biên soạn dự thảo Luật Nhà giáo do Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn làm Trưởng ban;
Thành lập Nhóm chuyên gia tư vấn biên soạn Luật Nhà giáo; Tổ chức các Hội thảo tham vấn chuyên gia về định hướng, các nội dung đề xuất trong Luật Nhà giáo.
Việc triển khai xây dựng Luật Nhà giáo được Ban cán sự Đảng Bộ, tập thể lãnh đạo Bộ GD&ĐT xác định là nhiệm vụ chính trị quan trọng của toàn ngành, được ưu tiên tập trung triển khai trong giai đoạn 2023-2024.