Từ ngày 14/1 (15 tháng Chạp) đến ngày 18/2 (21 tháng Giêng), đường Đỗ Thị Lời (đoạn từ đường Hoàng Sa đến đường Trần Văn Đang và đoạn từ Trần Văn Đang đến đường Cách mạng Tháng Tám, quận 3) sẽ cấm xe ô tô lưu thông trong khoảng khung giờ cao điểm.
Tại Hà Tĩnh, mưa lớn từ hôm qua đến sáng nay (20/9) đã khiến nhiều tuyến đường, cầu bị ngập sâu. Đặc biệt nước sông dâng đã chia cắt bản Rào Tre (huyện Hương Khê).
Do đường gom hai bên Đại lộ Thăng Long (Hà Nội) vẫn còn vị trí bị ngập, Sở GTVT Hà Nội có phương án phân luồng cho phép xe máy được đi lên làn đường cao tốc để tránh ngập.
Đà Nẵng lập chốt tại tuyến đường Hoàng Sa, không cho người và phương tiện lên bán đảo Sơn Trà nhằm đảm bảo an toàn trước diễn biến phức tạp của mưa bão.
Sau 2 ngày nước sông Hồng và sông Đuống dâng cao, gây ngập úng cho nhiều khu vực. Dưới chân cầu Long Biên, Chương Dương và cầu Đuống nước chảy xiết, lọt thỏm giữa biển nước.
Ngày 9/9, Sở Giao thông vận tải Hà Nội ra Thông báo về việc điều chỉnh tổ chức giao thông hạn chế các phương tiện lưu thông trên Cầu Chương Dương (Hà Nội).
Tối 9/9, Sở Giao thông vận tải Hà Nội thông báo phương án phân luồng, tổ chức giao thông tại khu vực cầu Trung Hà (trên QL32 nối huyện Ba Vì với tỉnh Phú Thọ).
Trong kỳ nghỉ lễ Quốc khánh 2/9, tại các cửa ngõ, tuyến đường khu vực bến xe Hà Nội, tình trạng "xe dù, bến cóc" lại hoạt động rầm rộ, gây nguy hiểm và mất an toàn giao thông.
Ngày 2-9, nhiều tuyến đường bị cấm lưu thông nhằm phục vụ Chương trình nghệ thuật Kỷ niệm 79 năm Ngày Cách mạng Tháng Tám, 79 năm Ngày Sài Gòn khởi nghĩa giành chính quyền và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Cơn mưa lớn xảy ra vào chiều muộn 26/8 khiến một số tuyến đường ở Bình Dương ngập nặng. Nước cuốn trôi ô tô, xe máy và làm hư hỏng tài sản của nhà dân bên đường.
Nút giao Nguyễn Hữu Thọ - Nguyễn Thị Thập (quận 7, TP HCM) có lượng phương tiện lưu thông khá lớn, vào giờ cao điểm khu vực xung quanh nút giao này thường xuyên xảy ra tình trạng ùn ứ, mất an toàn.