Lưu ý công tác quản lý để bảo đảm cho trẻ an toàn ở trường

PV | 02/12/2022, 06:42
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Nhận học sinh vào trường, nuôi dạy trẻ và tạo môi trường an toàn cho mỗi em là việc làm không đơn giản với môi trường giáo dục mầm non.

Bên cạnh đó, nhà trường thực hiện tốt chế độ vệ sinh và phòng chống dịch bệnh: Đảm bảo vệ sinh cá nhân trẻ thường xuyên, có nền nếp, có kỹ năng. Chú ý vệ sinh phòng nhóm sạch sẽ hàng ngày, hàng tuần, nhất là các phòng phụ, các khu vực hoạt động chung, tạo cho trẻ có một môi trường hoạt động luôn sạch sẽ, thoáng mát, an toàn. Phối hợp chặt chẽ với y tế phường tiêm phòng, cho trẻ uống thuốc để phòng bệnh. Kết hợp với phụ huynh phun thuốc diệt muỗi, diệt chuột để tránh mọi dịch bệnh lây lan trong nhà trường.

Trong ăn uống, thực hiện tốt chế độ vệ sinh an toàn thực phẩm: Nhà bếp xây dựng đúng một chiều, các đồ dùng dụng cụ để chế biến, nấu ăn và chia thức ăn, cho trẻ ăn có đầy đủ và được làm bằng inox. Các đồ dùng luôn được rửa sạch, để khô ráo. Riêng các bát, thìa ăn của trẻ được hấp sấy tiệt trùng.

Vi khuẩn có ở khắp mọi nơi, chúng có thể xâm nhập vào thức ăn đã nấu chín, vào nước uống, vì vậy nhất thiết các đồ dùng đựng thức ăn phải có nắp đậy. Các cô giáo, cô nhà bếp trực tiếp nấu ăn được kiểm tra khám sức khỏe định kỳ đủ các chuyên khoa theo quy định, phải đảm bảo không mắc các bệnh truyền nhiễm mới được bố trí tiếp xúc với trẻ và nấu ăn.

Lưu ý công tác quản lý để bảo đảm cho trẻ an toàn ở trường ảnh 1

Cô trò Trường Mầm non 8/3 trong một hoạt động trên lớp.

Chú trọng khâu an toàn về cơ sở vật chất

Về công tác phòng chống tai nạn thương tích sơ cấp cứu và trang bị tủ thuốc tại nhà trường: Xây dựng phòng y tế có đầy đủ các đồ dùng, dụng cụ sơ cấp cứu như tủ thuốc gồm các loại thuốc thông thường (vitamin B1, C, B2, Babimon, becberin, thuốc nhỏ mắt, nhỏ mũi, thuốc ho…), giường nằm, các dụng cụ sơ cấp cứu.

Trên các mảng tường đều treo các phác đồ sơ cấp cứu một số tai nạn, bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ. Trên mỗi lớp đều có một tủ thuốc nhỏ được treo cao vượt tầm với của trẻ, để sơ cấp cứu kịp thời. Nhà trường có một nhân viên y tế phụ trách công tác y tế học đường.

Song song với đó, vấn đề đầu tư cơ sở vật chất cũng phải an toàn. Đối chiếu với bảng kiểm trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích, căn cứ vào chuẩn đánh giá vệ sinh an toàn thực phẩm, chuẩn nâng cao chất lượng giáo dục dinh dưỡng, mẫu khảo sát các yếu tố nguy cơ gây tai nạn thương tích cho trẻ, nhà trường rà soát các điều kiện. Trên cơ sở đó loại bỏ các đồ dùng, thiết bị không an toàn, thay thế bổ sung các đồ dùng phục vụ ăn uống hoàn toàn bằng inox, đồ dùng đồ chơi phục vụ học tập vui chơi không quá nhỏ, sắc nhọn và bằng chất liệu không độc hại…

Một giải pháp nữa là tăng cường kiểm tra, quản lý của Ban giám hiệu. Ban giám hiệu lên kế hoạch cụ thể cho từng nội dung: Tiến hành khảo sát từng lớp, từng khâu nuôi, dạy; chuẩn bị các nội dung bồi dưỡng cho CBGVNV sao cho phù hợp, có hiệu quả. Đầu tư cơ sở vật chất theo kiểu cuốn chiếu cho phù hợp với kinh phí của trường, đi vào chất lượng rồi mới đến thẩm mỹ. Trong Ban giám hiệu có sự phân công rõ ràng phù hợp với nhiệm vụ của từng người. Ban giám hiệu kiểm tra thường xuyên để đôn đốc, nhắc nhở, tăng cường kiểm tra đột xuất, phát hiện những sai sót của CBGVNV để uốn nắn kịp thời.

Với các biện pháp nêu trên, năm học 2019 - 2020, Trường Mầm non 8/3 đã đạt được một số kết quả đáng kể trong công tác đảm bảo an toàn cho trẻ. Nhà trường phát triển ổn định, phụ huynh tín nhiệm gửi con ngày càng đông. Các hoạt động của nhà trường duy trì tốt. Qua kiểm tra đánh giá của cấp trên, nhà trường được xếp loại y tế học đường loại Tốt.

Điều kiện cơ sở vật chất chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục trẻ đáp ứng được việc thực hiện chương trình đổi mới và đảm bảo thực hiện được vệ sinh an toàn thực phẩm. 100% trẻ được tuyệt đối an toàn về cả thể chất lẫn tinh thần, trẻ khỏe mạnh tăng cân đều. Nhìn chung, trẻ có nền nếp trong học tập, hoạt động, có thói quen vệ sinh cá nhân và hành vi văn minh tốt…

Một lưu ý nữa là không nên bố trí số học sinh trong một lớp quá đông vì sẽ khiến giáo viên không thể bao quát được hết. Nếu có thể, cần bố trí giáo viên hoặc tăng cường người hỗ trợ các lớp vào những giờ cao điểm: Giờ đón, giờ ăn, khi tổ chức các hoạt động ngoại khóa cho trẻ. Bản thân mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên phải không ngừng học hỏi, chủ động tích cực trau dồi chuyên môn nghiệp vụ, trong đó có việc sử dụng thành thạo công nghệ thông tin phục vụ giảng dạy. Cô luôn dành mọi tình yêu thương cho học sinh, coi trẻ như chính những đứa con thân yêu của mình để ngày càng giành được sự tin yêu, quý mến từ các bạn đồng nghiệp và cha mẹ trẻ.

Theo giaoducthoidai.vn
https://giaoducthoidai.vn/luu-y-cong-tac-quan-ly-de-bao-dam-cho-tre-an-toan-o-truong-post617204.html
Copy Link
https://giaoducthoidai.vn/luu-y-cong-tac-quan-ly-de-bao-dam-cho-tre-an-toan-o-truong-post617204.html
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Lưu ý công tác quản lý để bảo đảm cho trẻ an toàn ở trường