Lưu ý quan trọng giúp học, làm tốt bài Ngữ văn thi tốt nghiệp THPT từ 2025

12/03/2024, 08:21
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Cô Đình Thị Thuỷ, GV Trường THPT Phenikaa (Hà Nội) chia sẻ những lưu ý quan trọng giúp rèn học sinh làm tốt bài Ngữ văn thi tốt nghiệp THPT từ 2025.

Ví dụ: Đề bài yêu cầu viết đoạn văn về “vai trò của lòng đồng cảm” thì học sinh cần dùng lý lẽ, dẫn chứng phục vụ cho ý trọng tâm: lòng đồng cảm có vai trò gì với trí tuệ, tâm hồn, nhân cách con người, có ý nghĩa gì với cộng đồng, xã hội. Ý phản biện có thể là: Lòng đồng cảm cần tỉnh táo, đặt đúng chỗ để không tổn thương chính bản thân, người khác.

Bài văn: Giáo viên cần dạy cho học sinh hiểu và phân biệt rõ chức năng của từng phần của bài văn (mở bài, thân bài, kết bài); chú trọng dạy học sinh cách tư duy để tìm ý, sắp xếp ý

Học sinh cần hiểu, một bài văn đòi hỏi người viết phải sử dụng tư duy tổng hợp, nhìn nhận vấn đề hệ thống, triển khai bài văn theo trình tự nhận thức: Nêu vấn đề -> giải thích vấn đề -> Phân tích, chứng minh cho quan điểm của bản thân về vấn đề -> bàn luận rộng, sâu về vấn đề -> liên hệ, suy tưởng -> chốt lại vấn đề

Các phần trên của bài văn cần được trình bày thành các đoạn văn ngắn, giữa các đoạn văn cần có câu, từ liên kết, chuyển ý để tạo tính mạch lạc.

Luôn khuyến khích tư duy sáng tạo, nhạy bén của học sinh trong cách thể hiện quan điểm, tiếp cận vấn đề miễn là phù hợp đạo đức, pháp luật.

Rèn kỹ năng viết nghị luận văn học

Giáo viên cần dạy học sinh hiểu đặc trưng của từng thể loại văn học (thơ, truyện, kịch, kí…); cần khơi dậy trong học sinh tình yêu với văn học; nhu cầu tìm, đọc, cảm nhận các tác phẩm văn học ngoài chương trình (có thể có sự chỉ dẫn của giáo viên); trau dồi ngôn ngữ, trái tim nhạy cảm…

Ở cả dạng bài/đoạn văn nghị luận văn học, giáo viên cần: Hệ thống hóa, phân loại rõ các yêu cầu thường/có thể gặp cho dạng đề viết đoạn văn. Xây dựng “công thức” cơ bản để giải quyết từng dạng đề cụ thể.

Đồng thời, tiến hành cho học sinh luyện tập, vận dụng (giai đoạn đầu có thể có những chỉ dẫn, định hướng cụ thể, khi học sinh nhuần nhuyễn kỹ năng, giáo viên tạo điều kiện cho học sinh phát huy tính sáng tạo). Chọn lọc ngữ liệu (chất lượng, phong phú) và sáng tạo trong cách ra đề (căn cứ vào yêu cầu cần đạt, các chỉ dẫn viết đoạn, bài trong chính sách giáo khoa, sách giáo viên).

Thầy cô cũng lưu ý chấm, chữa bài theo thang đo, chú trọng tính định lượng trong kiểm tra đánh giá để đảm bảo khách quan, thuyết phục, học sinh sáng rõ ưu, hạn chế trong bài làm của mình và có giải pháp cụ thể để tiến bộ.

Với đoạn văn nghị luận văn học: Đối tượng nghị luận ở dạng đoạn văn thường là một phương diện/yếu tố của văn bản/đoạn văn bản. Học sinh cần phân tích yêu cầu của đề để hiểu rõ phương diện/yếu tố, trọng tâm mà đề yêu cầu. Ví dụ: Đặc sắc trong hệ thống hình ảnh của văn bản/đoạn văn bản; thông điệp tư tưởng của nhà văn được thể hiện qua văn bản/đoạn văn bản…

Giáo viên dạy học sinh hiểu rõ các kiểu đoạn văn (diễn dịch, quy nạp, tổng phân hợp … trong đó chú trọng kiểu đoạn tổng phân hợp, đây là kiểu đoạn văn thể hiện cấu trúc chỉnh thể nhất). Xác định trọng tâm yêu cầu của đề, cách viết câu chủ đề, cách phân tích các phương diện nội dung/nghệ thuật phục vụ cho yêu cầu của đề (không lan man).

Với bài văn nghị luận văn học: Bài văn nghị luận văn học thường sẽ yêu cầu vấn đề (đối tượng) nghị luận có vai trò chi phối đến toàn bộ tác phẩm hoặc là đối tượng kép. Ví dụ: Phân tích, đánh giá hình tượng nhân vật; Phân tích, đánh giá đặc sắc nội dung và nghệ thuật của văn bản/đoạn văn bản; Phân tích đặc sắc của hình ảnh, cấu tứ trong bài thơ...

Vì vậy, viết bài văn nghị luận văn học đòi hỏi khả năng hệ thống hóa kiến thức thể loại, đặc trưng thể loại; cách chuyển ý, chuyển đoạn, nối ý, nối đoạn; cách liên hệ, so sánh để bài văn sinh động, thuyết phục, sâu sắc.

Theo giaoducthoidai.vn
https://giaoducthoidai.vn/luu-y-quan-trong-giup-hoc-lam-tot-bai-ngu-van-thi-tot-nghiep-thpt-tu-2025-post674856.html
Copy Link
https://giaoducthoidai.vn/luu-y-quan-trong-giup-hoc-lam-tot-bai-ngu-van-thi-tot-nghiep-thpt-tu-2025-post674856.html
Bài liên quan
Thi tuyển vào lớp 10: Toán, Ngữ văn và môn/bài thi do địa phương chọn
Phương thức thi tuyển vào lớp 10 sẽ thực hiện 3 môn thi, bài thi (Toán, Ngữ văn, 1 môn thi hoặc bài thi thứ ba) do sở GD&ĐT lựa chọn.

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Lưu ý quan trọng giúp học, làm tốt bài Ngữ văn thi tốt nghiệp THPT từ 2025