Lý do khiến EU vẫn phụ thuộc vào việc mua vũ khí Mỹ

Công Thuận | 19/06/2023, 09:00
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Mỹ muốn ngân sách quốc phòng của châu Âu đến tay các công ty Mỹ, nhưng các nhà lãnh đạo EU hy vọng sẽ thúc đẩy các ngành công nghiệp quốc phòng của chính họ.

Trong khi các công ty châu Âu có chuyên môn sâu về quốc phòng - chế tạo mọi thứ, từ máy bay chiến đấu Rafale của Pháp đến xe tăng Leopard của Đức và hệ thống phòng không Piorun cơ động của Ba Lan - quy mô của ngành công nghiệp vũ khí Mỹ, cũng như sự đổi mới công nghệ của nước này, khiến Washington vẫn hấp dẫn đối với các khách hàng mua vũ khí ở châu Âu.

Mặt hàng đắt giá phổ biến nhất là máy bay chiến đấu F-35 của Lockheed Martin, với chi phí 80 triệu USD/chiếc. Ngoài ra còn có sự gia tăng nhu cầu ngay lập tức đối với các mặt hàng có sẵn như tên lửa vác vai và đạn pháo.

Báo cáo của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI) cho biết: “Sau cuộc xung đột ở Ukraine, các quốc gia châu Âu muốn nhập khẩu nhiều vũ khí hơn, nhanh hơn”.

Lý do khiến EU vẫn phụ thuộc vào việc mua vũ khí Mỹ - Ảnh 2.

Các nước châu Âu đang tăng cường mua vũ khí Mỹ kể từ khi xung đột ở Ukraine nổ ra. Ảnh: AP

Cuộc xung đột Nga - Ukraine đã nhấn mạnh sự thống trị của ngành công nghiệp quốc phòng Mỹ. Hàng loạt nước châu Âu mua tên lửa chống tăng Javelin do Raytheon và Lockheed Martin sản xuất; Ba Lan năm nay đã ký một thỏa thuận trị giá 1,4 tỷ USD để mua 116 xe tăng M1A1 Abrams, cũng như một thỏa thuận trị giá 10 tỷ USD khác để mua hệ thống pháo hiện đại do Lockheed Martin sản xuất; Slovakia mua máy bay chiến đấu F-16, trong khi Romania đang đàm phán để mua F-35.

Những thỏa thuận đó đang làm dấy lên lo ngại ở châu Âu về việc liệu họ có thể từ bỏ các nhà cung cấp quốc phòng của Mỹ hay không. Trong một ví dụ, Pháp và Đức lo lắng về ý định của Tây Ban Nha khi nước này sử dụng F-35 trong khi cũng là đối tác phát triển máy bay chiến đấu thế hệ tiếp theo của châu Âu.

Tuy nhiên, nhu cầu bổ sung các kho vũ khí và tiếp tục vận chuyển thiết bị đến Ukraine là rất cấp thiết, và sau nhiều thập kỷ thu hẹp, ngành công nghiệp quốc phòng của châu Âu đang gặp khó khăn trong việc điều chỉnh.

“Các đồng minh và đối tác châu Âu của chúng tôi chưa bao giờ trải qua bất cứ điều gì như thế này. Họ chưa có cơ quan quản lý sản xuất quốc phòng mà họ cần [để thúc đẩy nhanh chóng] và họ thực sự muốn chúng tôi giúp họ có thể tăng sản lượng”, một quan chức cấp cao của Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết, đề cập đến sự điều chỉnh chi tiêu do cuộc xung đột ở Ukraine gây ra.

Để giúp châu Âu đạt được điều đó, Mỹ đã mở rộng số lượng các thỏa thuận cung cấp an ninh song phương mà nước này có với các đối tác nước ngoài kể từ cuộc xung đột Nga - Ukraine, ký các thỏa thuận mới với Latvia, Đan Mạch, Nhật Bản và Israel kể từ tháng 10 năm ngoái. Điều này cho phép các quốc gia bán và trao đổi trang thiết bị và dịch vụ liên quan đến quốc phòng một cách nhanh chóng và dễ dàng hơn.

Chính quyền Biden cũng đã ký một thỏa thuận hành chính với EU vào cuối tháng 4 vừa qua để thành lập các nhóm làm việc về các vấn đề chuỗi cung ứng, đồng thời cho họ tham dự các cuộc họp nội bộ tại Cơ quan Quốc phòng châu Âu và Lầu Năm Góc.

Theo Báo tin tức
https://baotintuc.vn/phan-tichnhan-dinh/ly-do-khien-eu-van-phu-thuoc-vao-viec-mua-vu-khi-my-20230618193745318.htm
Copy Link
https://baotintuc.vn/phan-tichnhan-dinh/ly-do-khien-eu-van-phu-thuoc-vao-viec-mua-vu-khi-my-20230618193745318.htm
Bài liên quan
Báo Mỹ: Tỷ phú Elon Musk gặp Đại sứ Iran tại Liên Hợp Quốc
Tỷ phú Elon Musk, người giàu nhất thế giới và thân cận với Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump, gần đây đã có cuộc gặp Đại sứ Iran tại Liên Hợp Quốc, tờ New York Times (NYT) đưa tin.

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Lý do khiến EU vẫn phụ thuộc vào việc mua vũ khí Mỹ