Tào phớ ngọt, tính hàn, có thể thanh nhiệt tán huyết. Tuy nhiên, nếu ăn kèm với mật ong có thể gây tiêu chảy, bởi những loại enzyme có trong mật ong và khoáng chất, protein thực vật… trong tào phớ hòa trộn với nhau sẽ phản ứng sinh hóa không có lợi.
Mật ong kỵ hành
Mật ong kỵ với hành tây, hành ta vì nếu ăn kèm sẽ khiến cho axit hữu cơ, enzyme trong mật ong gặp axit amin chứa lưu huỳnh trong hành tây nảy sinh phản ứng hóa học có hại, hoặc sản sinh chất có độc, kích thích dạ dày, tiêu chảy hoặc ngộ độc.
Mật ong kỵ đậu phụ
Cả đậu phụ và mật ong đều rất tốt cho sức khỏe nhưng không thể kết hợp chung. Các khoáng chất, protein thực vật, axit hữu cơ trong đậu phụ nếu kết hợp với enzym trong mật ong sẽ xảy ra phản ứng sinh hóa, không tốt cho cơ thể.
Mật ong kỵ cá chép
Kết hợp cá chép với mật ong rất kỵ, nếu ăn kèm có thể ngộ độc ngay. Trong trường hợp này, có thể dùng đậu đen, cam thảo để giải độc.
Mật ong kỵ sắn dây
Sắn dây là loại bột uống mát cho cơ thể nhưng không nên kết hợp mật ong với bột sắn dây, có thể gây hôn mê.
Uống mật ong với thuốc cảm
Uống mật ong với thuốc cảm làm giảm hiệu quả của thuốc. Đồng thời, cơ thể bạn không thể hấp thụ hết chất dinh dưỡng từ mật ong. Do đó, mặc dù mật ong có thể chữa được nhiều bệnh nhưng không nên dùng chung với thuốc cảm nói riêng hoặc các loại thuốc khác nói chung.
Lưu ý bảo quản mật ong đúng cách
Khi bảo quản mật ong bạn nên sử dụng trong các dụng cụ bằng thủy tinh, sứ. Mật ong có tính axít yếu, nên khi tiếp xúc với bình đựng bằng kim loại sẽ xảy ra phản ứng hóa học, tách sắt, nhôm, kẽm.