Người mẹ quỳ gối cầu xin tha thứ cho con trai. Ảnh cắt từ clip
Khi nghe thấy câu nói này, ai nấy đều không khỏi sốc. Sự việc sau khi đăng tải đã nhanh chóng gây ra làn sóng phẫn nộ trên mạng xã hội.
- "Chẳng nhẽ 37 tuổi rồi mà không có bạn gái thì được phép đi quấy rối phụ nữ ư?",
- "Một 'đứa trẻ' 37 tuổi, lớn đầu rồi nhưng làm sai vẫn để mẹ phải quỳ gối xin tha thứ",
- "Thật bó tay với mẹ con nhà này, con thì bảo bị áp lực cuộc sống nên mới làm vậy, mẹ thì bào chữa do con không có bạn gái",…
Việc các bậc phụ huynh yêu thương và muốn bảo bọc con cái của mình là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, chúng ta cần biết rằng cách thức nuôi dạy của phụ huynh là một trong những yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của trẻ. Chính vì thế, nếu chúng ta can thiệp quá sâu vào tiến trình phát triển tự nhiên của trẻ bằng việc bảo bọc quá mức thì có thể đưa đến những kết quả không như chúng ta mong đợi.
Cha mẹ bảo bọc quá mức, không để trẻ có tính tự chủ, khám phá, trẻ có thể khiến trẻ trở nên phụ thuộc, không có trách nhiệm, và cũng có thể ảnh hưởng đến lòng tự tôn cũng như những khả năng ra quyết định, các mối quan hệ xã hội khi lớn lên.
Các nhà khoa học đã phát hiện ra những đứa trẻ lớn lên từ gia đình có bố mẹ che chở thái quá thường thiếu tự tin và cũng thiếu tự trọng. Ảnh minh hoạ
Không giống như nhiều cha mẹ lầm tưởng, bảo vệ con quá mức không phải là cách giúp trẻ cảm thấy được yêu thương nhiều hơn. Hậu quả của việc bao bọc con của ba mẹ nhiều lúc khiến trẻ cảm thấy căng thẳng. Thậm chí có trường hợp bé sẽ cảm thấy lo lắng quá mức, từ đó dẫn đến trầm cảm.
Theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí Tâm lý trẻ em, những trẻ có xu hướng được bảo bọc hoặc kiểm soát quá mức khi còn nhỏ có xu hướng chống đối xã hội và phạm pháp cao hơn khi lớn lên so với những trẻ khác. Theo các chuyên gia, bảo vệ vừa phải và kỷ luật hợp lý là cách giúp hạn chế chiều hướng phạm tội ở trẻ em.