Học sinh khuyết tật có nhiều dạng với mức độ nặng nhẹ, khả năng tiếp nhận khác nhau.

Các địa phương, cá nhân có nhu cầu về bản sách chữ nổi để nhân bản cần liên hệ với Hội Người mù Việt Nam, Hội Người mù của các địa phương hoặc Trung tâm Giáo dục đặc biệt quốc gia - Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam để phối hợp tìm giải pháp nhân bản sách chữ nổi cung cấp cho học sinh khuyết tật nhìn trên địa bàn mình quản lý.

Mỗi học trò một giáo án ảnh 1

TS Tạ Ngọc Trí, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học, Bộ GD&ĐT.

Tôn trọng quyền đi học của trẻ

- Trẻ khuyết tật được học theo khả năng, nhu cầu cá nhân. Giáo viên dạy trẻ khuyết tật cũng có chế độ. Tuy nhiên, nhiều gia đình không đưa con đi xác định mức độ khuyết tật nên trẻ gặp khó khăn khi đi học, thầy cô dạy cũng vất vả. Ông nhìn nhận gì về thực trạng này?

- Nếu cha mẹ phát hiện con mình có những khiếm khuyết cần phối hợp với cơ quan chức năng để xác định mức độ khuyết tật. Giấy xác định mức độ khuyết tật do cơ quan quản lý cấp để các em được hưởng các quyền lợi khi tham gia hoạt động giáo dục hay hoạt động khác ngoài xã hội.

Thực tế cho thấy, có không ít gia đình dường như không muốn chấp nhận việc con mình bị khuyết tật nên đã không thực hiện việc xác định mức độ khuyết tật, từ đó gây ra nhiều khó khăn trong việc phối hợp giảng dạy, giáo dục cho các em. Bởi chỉ học sinh khuyết tật mới được học theo kế hoạch giáo dục cá nhân, phù hợp với năng lực.

Vì vậy, để bảo đảm quyền lợi cho học sinh khuyết tật, chúng tôi mong phụ huynh phối hợp chặt chẽ với nhà trường, cơ quan có chuyên môn để kịp thời phát hiện dấu hiệu khuyết tật, can thiệp sớm, xây dựng kế hoạch giáo dục cá nhân và tìm các phương thức giáo dục phù hợp nhất cho trẻ. Chỉ có sự vào cuộc của cha mẹ, nhà trường, các tổ chức liên quan và sự chung tay của cả xã hội mới có thể thực hiện tốt việc bảo đảm quyền được học tập và học tập có chất lượng cho học sinh khuyết tật.

- Hiện, nhiều trung tâm được mở ra để can thiệp cho trẻ khuyết tật. Ông có lời khuyên gì cho các bậc phụ huynh?

- Bất cứ cha mẹ nào đều mong con mình sinh ra được khỏe mạnh, thông minh. Tuy nhiên, thực tế vẫn có những em khi sinh ra đã thiếu may mắn, có thể chỉ là những khó khăn ban đầu, không nghiêm trọng. Song, do quá lo lắng, nhiều gia đình đã đưa con đi can thiệp ở các trung tâm không phải do ngành Giáo dục cấp phép hoạt động, hoặc trung tâm không có chức năng thực hiện các nhiệm vụ can thiệp hoặc thiếu nhân viên có chuyên môn.

Do vậy, chúng tôi khuyến cáo phụ huynh cần tìm hiểu thật kỹ về trung tâm mà mình định đưa con đến để can thiệp sớm. Đầu tiên, các trung tâm đó phải đảm bảo tính pháp lý, có giấy phép hoạt động, có chức năng can thiệp sớm hay không. Nhân viên làm công tác can thiệp sớm có đầy đủ bằng cấp, chuyên môn? Phụ huynh cũng cần theo dõi xem sau khi can thiệp sớm có thấy chuyển biến, có giúp các em cải thiện được tình hình hay không? Tránh tình trạng các trung tâm không có chức năng, không được cấp phép lợi dụng tâm lý của phụ huynh để làm những việc không tốt, gây bức xúc trong dư luận xã hội.

- Xin trân trọng cảm ơn ông!

Theo giaoducthoidai.vn
https://giaoducthoidai.vn/moi-hoc-tro-mot-giao-an-post638601.html
Copy Link
https://giaoducthoidai.vn/moi-hoc-tro-mot-giao-an-post638601.html
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Mỗi học trò một giáo án