“Các chuyến thăm của tàu chiến, các chuyến thăm chính thức của các quan chức quốc phòng cấp cao, các cuộc trao đổi và đào tạo nhân sự đều góp phần duy trì hòa bình và ổn định trên Bán đảo Triều Tiên Tôi tin rằng các cuộc đàm phán ngày hôm nay sẽ giúp tăng cường hợp tác giữa các bộ quốc phòng của chúng ta”, ông Shoigu nói
Ông Shoigu cũng nhấn mạnh rằng Triều Tiên là một đối tác quan trọng của Nga, khi hai nước có đường biên giới chung và lịch sử hợp tác phong phú.
Triều Tiên cũng đã bày tỏ ủng hộ chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga nhằm phi quân sự hóa và phi phát xít hóa Ukraine.Nước này đã từ chối tham gia chiến dịch trừng phạt do Mỹ dẫn đầu nhắm vào Moskva nhằm đáp trả chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine.
Bà Kim Yo-jong, em gái của nhà lãnh đạo Kim Jong-un, đã ca ngợi tinh thần chiến đấu và sức mạnh của quân đội Nga.Trong tuyên bố hồi tháng 1, bà Kim nói rằng người dân Triều Tiên luôn “đứng chung chiến hào, sát cánh cùng quân đội và nhân dân Nga – những người đã đứng lên để bảo vệ danh dự, chủ quyền và an ninh của đất nước”.
Song Triều Tiên đã bác bỏ cáo buộc của Mỹ cho rằng nước này đã cung cấp vũ khí cho quân đội Nga, coi đó là tin đồn “vô căn cứ” nhằm “làm hoen ố hình ảnh của Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Triều Tiên
Tiến sĩ Victor nhận định những cam kết của Nga với Triều Tiên chắc chắn sẽ mở ra con đường giúp giảm bớt những khó khăn kinh tế mà Bình Nhưỡng đang phải đối mặt
Tuy nhiên, vị chuyên gia này cho rằng để giúp Triều Tiên một cách có ý nghĩa, bất kỳ lời đề nghị hỗ trợ nào từ Trung Quốc và Nga đều nên tính đến cách khắc phục các vấn đề cơ cấu kinh tế ở Triều Tiên, giúp đỡ người dân xây dựng một nền kinh tế có năng suất và tự duy trì. Ông nói rằng việc cung cấp hỗ trợ một lần sẽ chỉ giúp cải thiện rất ít tình hình ở Triều Tiên.
Thời điểm diễn ra chuyến thăm
Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un (bên phải) họp bàn với Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu tại Bình Nhưỡng ngày 27/7. Ảnh: Rodong Sinmun
Chuyến thăm của ông Shoigu diễn ra cùng thời điểm phái đoàn Trung Quốc, do nhà ngoại giao cấp cao Li Hongzhong dẫn đầu, tới Bình Nhưỡng để tiếp xúc cấp cao. Chuyến thăm diễn ra trong bối cảnh căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên đang leo thang.
Lực lượng quân sự của Mỹ và Hàn Quốc gần đây đã tăng cường các cuộc tập trận chung, bao gồm các cuộc tập trận trên không và trên biển có sự tham gia của tàu sân bay và máy bay ném bom hạng nặng của Mỹ. Bình Nhưỡng coi đây là hành động khiêu khích, đe dọa chủ quyền của nước này.
Hôm 24/7, tàu ngầm tấn công nhanh chạy bằng năng lượng hạt nhân USS Annapolis lớp Los Angeles của Mỹ đã đến Hàn Quốc, chỉ vài ngày sau khi tàu ngầm USS Kentucky, tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo lớp Ohio của Washington, rời cảng Busan.
Bình Nhưỡng đã chỉ trích hoạt động triển khai tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân của Mỹ, nhấn mạnh rằng họ có thể coi đó là cơ sở để sử dụng vũ khí hạt nhân tự vệ.
Các nhà quan sát cho rằng căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên đã bùng lên trong hai năm qua, sau khi Tổng thống Mỹ Joe Biden đảo ngược nỗ lực hòa bình của người tiền nhiệm Donald Trump nhằm hàn gắn quan hệ Bình Nhưỡng và Seoul. Khi đó, cựu Tổng thống Trump đã đứng lên làm trung gian cho một thỏa thuận sơ bộ giữa nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un và cựu Tổngg thống Hàn Quốc Moon Jae-in.
Đáp trả việc Tổng thống Biden mạnh tay với Bình Nhưỡng, Triều Tiên đã liên tiếp thực hiện các vụ thử tên lửa đạn đạotrong thời gian gần đây. Mới đây nhất, theo Bộ Quốc phòng Nhật Bản, Triều Tiên đã phóng 2 tên lửa đạn đạo vào đêm 24/7, hai tên lửa đã bay khoảng 350 đến 400 km và đều rơi bên ngoài Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Nhật Bản. Đây là loạt phóng thử tên lửa thứ 3 của Triều Tiên trong vòng 1 tuần qua.