Sử dụng sơ đồ tư duy trong kiểm tra bài cũ: Các sơ đồ tư duy thường được giáo viên sử dụng ở dạng thiếu thông tin, yêu cầu học sinh điền và rút ra nhận xét về mối quan hệ của các nhánh thông tin với từ khóa trung tâm… Tùy theo từng lớp, từng đối tượng học sinh mà giáo viên có thể đưa ra yêu cầu khác nhau. Sau khi hoàn thành, các em đọc lại kiến thức trên sơ đồ tư duy đó.
Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy kiến thức mới: Giáo viên có thể tóm tắt một số hoạt động dạy học trên lớp với sơ đồ tư duy trong dạy kiến thức mới.
Hoạt động 1: Học sinh lập sơ đồ tư duy theo nhóm hay cá nhân với gợi ý của giáo viên.
Hoạt động 2: Học sinh hoặc đại diện của các nhóm học sinh lên báo cáo, thuyết minh về sơ đồ tư duy mà nhóm mình đã thiết lập.
Hoạt động 3: Học sinh thảo luận, bổ sung, chỉnh sửa để hoàn thiện sơ đồ tư duy về kiến thức của bài học đó. Giáo viên là người cố vấn, trọng tài giúp học sinh hoàn chỉnh sơ đồ tư duy, từ đó dẫn dắt đến kiến thức của bài học.
Hoạt động 4: Củng cố kiến thức bằng một sơ đồ tư duy mà giáo viên chuẩn bị sẵn hoặc một sơ đồ tư duy mà cả lớp tham gia chỉnh sửa hoàn chỉnh, cho học sinh lên trình bày, thuyết minh về kiến thức đó.
Sử dụng sơ đồ tư duy cũng là trợ thủ đắc lực trong hoạt động củng cố kiến thức cho học sinh, giúp các em có cái nhìn tổng thể nội dung và nắm được chi tiết từng hoạt động trong bài học. Từ đó, học sinh có thể tóm lược được các ý chính cần nhớ và khắc sâu kiến thức hơn.
Ngoài ra, sơ đồ tư duy cũng rất hiệu quả khi hệ thống hóa ôn tập chương, cuối học kỳ trong dạy học Địa lí.
Ngoài ra, cô Phan Thị Thuỳ Trang cũng nhấn mạnh đến tác dụng tích cực của việc sử dụng các câu ca dao, tục ngữ phù hợp làm sinh động thêm bài học Địa lí; sử dụng phù hợp các đồ dùng trực quan trọng dạy học. Cùng với đó, quan tâm phối hợp với cha mẹ học sinh để hỗ trợ các em hoàn thành môn học; tuyên dương, khen thưởng kịp thời.