Chị Nguyễn Thị Lan Anh, phụ huynh Trường Mầm non Đồng Hoà chia sẻ, sau khi xem múa rối nước tại trường vào ngày 19/5 cậu con trai 5 tuổi của chị tỏ ra thích thú và hào hứng mỗi khi kể chuyện về các chú rối.
Các bé Trường Mầm non An Đồng 2, huyện An Dương, TP Hải Phòng với các hoạt động ý nghĩa. |
Vở diễn dựa trên câu truyện cổ tích “Trí khôn ta đây” thu hút sự chú ý của các em nhỏ. Trẻ say mê theo dõi từng cử chỉ, hành động của con rối. Có nhiều bạn đây là lần đầu tiên được xem múa rối nước nên rất tò mò, hào hứng, thậm chí lên tận trên sân khấu để nhìn con rối gần hơn
Chị Phạm Thị Thu Hiền, phụ huynh học sinh bộc bạch: Các chương trình trên ti vi thì các bé xem nhiều, nhưng để xem trực tiếp thì rất ít. Các chương trình ngoại khoá và hoạt động văn nghệ truyền thống như này nên thường xuyên đưa vào các nhà trường để trẻ được trải nghiệm.
Cần sự quan tâm của nhà trường, phụ huynh và xã hội để trẻ được vui khoẻ với những hoạt động văn hoá tinh thần. |
Dù được hoan nghênh song việc duy trì những suất diễn lưu động còn khiến các nghệ sĩ múa rối gặp nhiều trở ngại. Theo đại diện Đoàn nghệ thuật múa rối Hải Phòng, để phục vụ cho một chương trình biểu diễn múa rối ở trường học, các nghệ sĩ phải chuẩn bị công phu, mất thời gian di chuyển và dù nóng nắng nghệ sĩ diễn viên vẫn phải mặc trang phục biểu diễn rất dày.
Mặt khác, các chương trình nghệ thuật múa rối tổ chức tại trường học đều không bán vé, học sinh đăng ký và nhà trường hỗ trợ một phần kinh phí để tổ chức phục vụ.
Để phát triển nghệ thuật truyền thông trong trường học, Đoàn dự định xây dựng Đề án sân khấu học đường. Đề án không chỉ góp phần bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của dân tộc, của thành phố mà còn là nơi trẻ nhỏ được trải nghiệm thưởng thức và lớn lên với những giá trị tốt đẹp nhưng đến này chưa thực hiện được vì nhiều nguyên nhân khách quan.