Một lá thư khiến Hitler gây ra cái chết của 300.000 người như thế nào?

03/09/2023, 19:00
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Có thời điểm, nhiều gia đình có con và người thân khuyết tật rơi vào trạng thái hoang mang khi người thân bị đưa tới những địa điểm không xác định. Rồi một ngày, họ nhận được lọ tro cốt và hung tin về người thân.

Lâu đài Hartheim. Ảnh: Times of Israel

Lâu đài Hartheim nằm không xa thành phố Linz (Áo), nơi Hitler lớn lên. Vị trí xa khu dân cư và việc lâu đài bị bỏ hoang được cho là lý do khiến nơi đây bị biến thành một trong 6 trung tâm "trợ tử" của Đức Quốc xã. 

Ngay sau khi lâu đài bị bỏ hoang vào tháng 3/1940, Đức Quốc xã đã sửa đổi và lắp đặt các trang thiết bị "trợ tử. 

Theo trang D-Day, các vụ "trợ tử" tại lâu đài Hartheim bắt đầu vào tháng 5/1940 với khí độc carbon monoxide (CO). Các buồng khí độc tại lâu đài Hartheim được ngụy trang thành phòng tắm, trong khi các phòng khác dùng cho việc giết chóc và thiêu xác nằm ở tầng trệt của lâu đài.  

Các phòng được sắp xếp theo thứ tự của quá trình tiếp nhận và “trợ tử” cho nạn nhân. Sau khi xe bus đến bãi đậu xe của lâu đài, các nạn nhân sẽ được đưa đến một căn phòng bên trong lâu đài. Tại đây, toàn bộ đồ đạc, tài sản và quần áo cá nhân sẽ bị tịch thu. 

Tiếp đó, các nạn nhân được đưa đến nơi gọi là phòng tiếp nhận. Tại đây, các bác sĩ sẽ trực tiếp "khám" cho họ. Với lý do làm sạch cơ thể, các nạn nhân được đưa đến buồng khí độc (vốn được ngụy trang là nhà tắm). 

Theo quy định, giám đốc y tế Rudolf Lonauer hoặc phó giám đốc y tế Georg Renno sẽ bơm khí CO vào các buồng. Một phòng liền kề được sử dụng làm "nhà xác" tạm thời. 

Cuối dãy phòng là lò hỏa táng. Các tầng khác của lâu đài Hartheim là nơi đặt văn phòng hoặc chỗ ở của các thành viên chương trình Aktion T4. 

Theo Times Of Israel, tại lâu đài Hartheim, có 18.000 người bị sát hại "theo danh sách" trong chương trình "trợ tử", trong khi đó, có thêm 12.000 nạn nhân khác bị sát hại tại đây bất chấp lệnh dừng chương trình vào năm 1941.

Trong những năm đầu của chương trình Aktion T4, hầu hết nạn nhân là trẻ em. Một số do bố mẹ tự nguyện giao nộp. Sau đó, chương trình "trợ tử" của Đức Quốc xã mở rộng phạm vi, hướng đến đối tượng người lớn bị khuyết tật không thể tự chăm sóc.

Một "đơn vị vận chuyển bệnh nhân từ thiện" được Đức Quốc xã thành lập để chuyển các nạn nhân từ trại tị nạn tới 6 trung tâm "trợ tử" của chương trình Aktion T4, trong đó có lâu đài Hartheim. Các y tá có rất nhiều thuốc an thần để "đối phó" với các nạn nhân bị kích động trên những chuyến xe bus tới các trung tâm này.

Một lá thư khiến Hitler gây ra cái chết của 300.000 người như thế nào? - 4

Một chiếc xe bus chở các nạn nhân của chương trình "trợ tử" không tự nguyện ở Đức. Ảnh: Times of Israel

Tới năm 1940, chương trình Aktion T4 bị phát hiện. Gia đình của các nạn nhân đều rơi vào tình cảnh giống nhau: con của họ hoặc người thân bị khuyết tật được chở trên những chiếc xe bus từ thiện tới một địa điểm nào đó.

Sau đó, gia đình nhận được một vài lá thư nếu bệnh nhân có thể viết được nhưng không biết chính xác người thân họ ở đâu. Cuối cùng, có một thông báo rằng người thân của họ đã chết do bệnh sởi nên cần phải hỏa táng để ngăn lây lan. 

Khi mối nghi của người dân tăng cao, những lãnh đạo Công giáo, vốn không ưa Đức Quốc xã, bắt đầu dấy lên cuộc phản kháng quyết liệt với chương trình Aktion T4, thu hút sự chú ý của người dân. Báo chí nước ngoài thậm chí còn gay gắt hơn về chương trình "trợ tử".

Để xoa dịu dư luận, Hitler đồng ý kết thúc chương trình vào tháng 8/1941. Tới thời điểm đó, có khoảng 230.000 - 300.000 người là nạn nhân của chương trình Aktion T4. Hầu hết họ là người Đức hoặc người Áo và gần một nửa là trẻ em, theo trang News.com.au.

Dẫu vậy, lâu đài Hartheim vẫn hoạt động tới năm 1944. Lần xả khí độc cuối cùng diễn ra vào ngày 11/12/1944. Sau đó, các tù nhân từ trại tập trung Mauthausen được đưa tới để tháo dỡ các buồng khí độc. 

Hậu chiến tranh, lâu đài chuyển đổi thành nơi ở và bảo tàng. 

---------------

Được Đức Quốc xã mệnh danh là “máy nghiền xương”, Mauthausen là trại tập trung đi dễ khó về với các tù nhân của Đức Quốc xã trong Thế chiến II. Tại đây, các tù nhân mà Hitler cho là "cứng đầu nhất" phải nếm trải mùi vị của "Bậc thang tử thần" - một hình phạt rất đáng sợ. Nhưng đó chưa phải là tất cả những thứ hãi hùng chờ đợi tù nhân ở Mauthausen. Bài kỳ tới đăng lúc 19h ngày 4/9 sẽ viết về những điều đã diễn ra ở trại tập trung này. Mời độc giả đón đọc.

XEM THÊM CÁC KỲ

1

Theo ([Tên nguồn])
https://www.24h.com.vn/tin-tuc-quoc-te/mot-la-thu-khien-hitler-gay-ra-cai-chet-cua-300000-nguoi-nhu-the-nao-c415a1486940.html
Copy Link
https://www.24h.com.vn/tin-tuc-quoc-te/mot-la-thu-khien-hitler-gay-ra-cai-chet-cua-300000-nguoi-nhu-the-nao-c415a1486940.html
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
  • Nhiều dư địa để khởi nghiệp nông nghiệp
    một giờ trước Hướng nghiệp
    Nông nghiệp đang trở thành ngành thu hút nhiều bạn trẻ khởi nghiệp, với khát vọng làm giàu ngay trên chính mảnh đất quê hương.
  • Nghị quyết 57 là cơ hội có một không hai với các nhà khoa học
    một giờ trước Giáo dục
    Trao đổi với phóng viên báo Tin tức, PGS.TS Vũ Hải Quân, Giám đốc Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh cho rằng, Nghị quyết số 57 và cùng với chính sách mới được Quốc hội ban hành sẽ là cơ hội có một không hai với các nhà khoa học. Đó là minh chứng cho niềm tin của Đảng, Nhà nước với các nhà khoa học; tạo cơ chế thông thoáng để các tổ chức, doanh nghiệp đóng góp vào mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước khi bước vào kỷ nguyên mới.
  • Quảng Bình: Sẽ khởi công xây dựng điểm trường lẻ Tân Mỹ trước ngày 30/4
    1 giờ trước Giáo dục
    Liên quan đến vụ việc hàng trăm học sinh điểm trường lẻ khối Tân Mỹ nghỉ học từ sau Tết Nguyên đán, thầy Phan Tiến Lâm, Hiệu trưởng Trường Tiểu học số 1 phường Quảng Phúc (thị xã Ba Đồn, Quảng Bình) cho biết, đến sáng 24/2 đã có 11 học sinh đi học trở lại. Trong đó, có 9 học sinh lớp 2, một em lớp 1 và một học sinh lớp 4.
  • Lan tỏa hiệu quả mô hình song ngữ
    2 giờ trước Giáo dục
    Từ kinh nghiệm quốc tế, Việt Nam có thể rút ra bài học để xây dựng hệ thống học liệu điện tử song ngữ và môn học khác bằng tiếng Anh.
  • Trường học náo nhiệt hơn sau lệnh cấm điện thoại
    2 giờ trước Giáo dục
    Tại thành phố Rio de Janeiro, Brazil, học sinh tích cực tham gia hoạt động ngoài trời sau khi chính phủ cấm điện thoại di động trong trường học.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Một lá thư khiến Hitler gây ra cái chết của 300.000 người như thế nào?