Học đường

Một món quà phụ huynh ở TP.HCM tặng cô giáo mầm non khiến gia đình xáo xào: Liệu có bị xem thường?

Hiểu Đan, 27/05/2024 11:24

Hai vợ chồng bỗng dưng "chiến tranh lạnh" vì một hành động tưởng chừng rất đáng yêu của người vợ.

Khi có con đi học mầm non, không ít phụ huynh “bồi dưỡng” hàng tháng cho giáo viên hoặc thỉnh thoảng tặng "phong bì". Với nhiều người, mục đích đôi khi không phải muốn thầy cô giáo biệt đãi con, mà đơn giản là một cách thể hiện lòng biết ơn đối với những người đã chăm sóc, dạy dỗ các con. Điều này từng gây nhiều tranh cãi bởi nhiều người lo ngại sẽ tạo tình trạng tiêu cực, "bên trọng bên khinh".

Tuy nhiên, một phụ huynh ở TP.HCM mới đây lại gây chú ý không phải bởi món quà gì to tát dành cho giáo viên. Đó chỉ là những đồ ăn thức uống nho nhỏ kiểu "cây nhà lá vườn". Tuy nhiên, bà mẹ này cho biết, hành động này của chị đã khiến hai vợ chồng "cơm không lành, canh không ngọt".

Người mẹ này chia sẻ: "Mình rất quý giáo viên mầm non. Nhà mình có gì mình hay mang lên tặng cô, không có dịp gì hết, có hôm luộc khoai mật, bưng cả dĩa, có hôm mang mấy quả bưởi, có hôm mang bịch mít nhà trồng, rau nhà trồng, có bữa bắp ngon mình xách qua mười mấy quả,... Chồng mình rất giận dữ, nói mình làm như vậy là tào lao... buồn ghê. Mọi người ơi làm như mình kì cục lắm phải không? Mọi người góp ý giùm".

Một món quà phụ huynh ở TP.HCM tặng cô giáo mầm non khiến gia đình xáo xào: Liệu có bị xem thường? - Ảnh 1.

Đính kèm bài viết là bức ảnh chụp những múi mít đã lột sạch, vàng ươm.

Đính kèm bài viết là bức ảnh chụp những múi mít đã lột sạch, vàng ươm. Chị cho biết: "Quả mít chín ngon lột ra quá trời, sáng nay mang cho cô hai túi mà bị ổng la chài bải. Hỏi lý do sao la, sai chỗ nào thì không nói cứ bảo làm như vậy các cô xem thường, nếu không xem thường thì cũng nghĩ gia đình rảnh rỗi".

"Trân quý những tình cảm như vậy"

Khác với sự áy náy của người mẹ, đa phần phụ huynh và cả giáo viên đều cho rằng hành động của chị quá đáng yêu. Nhiều người cho rằng, phụ huynh có món gì ăn là nghĩ đến cô và mang qua chia sẻ, điều này xuất phát từ lòng thương yêu quý mến cô đã thay gia đình chăm sóc bé trong thời gian bé ở trường, không mong cầu cô giáo phải quan tâm đặc biệt con mình. Đó là tình cảm thật, nếu là họ, họ sẽ nhận 1 cách hoan hỷ và cũng hoan hỷ chia sẻ món quà đến các đồng nghiệp cho niềm vui lan tỏa

Có người kể: "Mà nhà tôi còn mắc cười hơn. Cứ mỗi độ rằm và mùng 1, ba mẹ chồng tôi nấu cúng tổ tiên, nào là xôi, chè, giò, chả, bánh trái đầy nhà. Tôi bê cả mâm đầy đủ hết sang lúc 11h để các cô ăn trưa luôn. Trái cây tôi vác mấy bịch to sang trường".

Một số giáo viên cho biết, điều họ trân quý nhất là sự tôn trọng mà phụ huynh dành cho giáo viên chứ không phải tiền bạc hay vật chất gì to tát. Của cho không bằng cách cho. Mỗi lần được nhận như vậy họ vô cùng cảm động và trân trọng vô cùng những tình cảm mộc mạc như thế.

"Phụ huynh em cũng hay biếu cô những món đơn giản mà yêu lắm nhé: Bánh tráng trộn nè, hái được nắm rau má nhà trồng cũng mang cho cô, nấu bát canh ngon có phụ huynh ở gần còn bê qua luôn á mẹ. Bé ra trường 3 năm còn quay lại mang bánh tráng trộn biếu cô. Nghĩ lại mà vẫn thấy hạnh phúc", một cô giáo tâm sự.

Nhiều giáo viên hài hước hỏi bà mẹ này đang cho con học trường nào, lớp nào để xin vào dạy: Năm sau em ra trường đi dạy mà có mẹ nào thảo như này thì hạnh phúc lắm".

Có những bậc phụ huynh rất để tâm chuyện chọn quà tặng thầy cô, nhưng cũng có không ít người coi việc tặng quà như một nghĩa vụ. Vậy nên, mới có tình huống phụ huynh, học sinh tặng quà mà thầy, cô không muốn nhận. Món quà không cần sang trọng, đắt tiền mà thầy cô giáo chỉ cần tấm lòng và tình cảm của phụ huynh, học trò đối với mình.

Theo Phụ nữ mới
https://phunumoi.net.vn/mot-mon-qua-phu-huynh-o-tphcm-tang-co-giao-mam-non-khien-gia-dinh-xao-xao-lieu-co-bi-xem-thuong-d312780.html
Copy Link
https://phunumoi.net.vn/mot-mon-qua-phu-huynh-o-tphcm-tang-co-giao-mam-non-khien-gia-dinh-xao-xao-lieu-co-bi-xem-thuong-d312780.html
Bài liên quan
Nhiều giáo viên có ý định chuyển nghề do bạo lực tinh thần từ phụ huynh
Ngoài áp lực về tài chính, giáo viên hiện còn bị áp lực lớn nhất từ phụ huynh học sinh. Theo đó, có đến 70,21% giáo viên cho rằng họ đang bị áp lực hoặc rất áp lực từ phụ huynh học sinh; đồng thời, 40,63% giáo viên cũng cho biết họ từng có ý định chuyển nghề do bạo lực tinh thần từ phụ huynh.

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
  • Tử vi tháng 12/2024 tuổi Tý âm lịch: Cuối năm hối hả, nhìn đâu cũng thấy cơ hội
    6 giờ trước Horoscope
    Tử vi tháng 12/2024 tuổi Tý âm lịch cho biết, vận khí của người tuổi Tý khá tốt. Mặc dù cuối năm nhịp sống hối hả và công việc bận rộn hơn nhưng đây cũng là cơ hội tốt để phát triển và tích lũy kinh nghiệm.
  • Ươm mầm ước mơ cho trẻ vùng cao
    6 giờ trước Giáo dục
    Thầy Hà Cảnh Dinh (sinh năm 1993, dân tộc Thái), giáo viên, Tổng phụ trách Đội tại Trường Trung học cơ sở Hoàn Lãm (huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An) đã có nhiều cống hiến góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, mũi nhọn cho học sinh ở vùng khó.
  • Trắc nghiệm: Vị kem yêu thích tiết lộ gì về tính cách của bạn?
    7 giờ trước Horoscope
    Từ lâu, kem đã trở thành một trong những món tráng miệng được yêu thích nhất bởi hương vị đa dạng và cảm giác sảng khoái mà nó mang lại cho thực khách khi thưởng thức. Một lớp kem mịn màng, mát lạnh kết hợp cùng các loại trái cây, hạt ngũ cốc… có thể tạo nên sự hòa quyện hấp dẫn trong khoang miệng, làm thỏa mãn vị giác và kích thích cả các giác quan khác.
  • Chủ tịch Công đoàn trường tâm huyết, nhiều sáng tạo
    7 giờ trước Giáo dục
    Luôn gương mẫu đi đầu trong các phong trào thi đua và hoạt động trong nhà trường, đồng thời có nhiều sáng kiến, sáng tạo, chủ động và đổi mới trong hoạt động công đoàn, hết lòng vì quyền và lợi ích của đồng nghiệp, góp phần xây dựng tập thể sư phạm, Công đoàn nhà trường đoàn kết, vững mạnh… đó là những nhận xét của đồng nghiệp dành cho Nhà giáo Ưu tú Trần Văn Dũng - Chủ tịch Công đoàn cơ sở Trường Trung học phổ thông Lê Hoàng Chiếu (huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre).
  • Người mẹ thứ hai của những em nhỏ kém may mắn
    7 giờ trước Giáo dục
    Cô Đào Thị Huế luôn tâm niệm rằng, mỗi đứa trẻ bị khiếm khuyết vẫn còn có những khả năng riêng biệt. Điều quan trọng là gia đình, thầy cô có sự nhìn nhận và đặt kỳ vọng vào đúng với khả năng của trẻ để giúp trẻ phát triển và hòa nhập cộng đồng.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Một món quà phụ huynh ở TP.HCM tặng cô giáo mầm non khiến gia đình xáo xào: Liệu có bị xem thường?