Ngoài lưu huỳnh đioxit, các nhà thiên văn cũng nhận thấy sự hiện diện của các đám mây ở độ cao lớn được tạo thành từ các hạt silicat mịn - chính là những hạt cát mịn bạn vẫn thường gặp hàng ngày.
Các nhà nghiên cứu cho rằng những đám mây cát này hình thành theo cách tương tự như hơi nước và mây trên Trái Đất, chỉ khác là ở đây, mưa cát dội xuống bề mặt hành tinh. Khi các giọt mưa cát ngưng tụ và rơi xuống, chúng gặp các lớp nóng trong khí quyển hành tinh, nơi chúng trở thành hơi silicat và được di chuyển lên trên nơi chúng ngưng tụ lại để hình thành mây một lần nữa.
"JWST đang làm nên một cuộc cách mạng trong việc đặc tính hóa các ngoại hành tinh, cung cấp cái nhìn chưa từng có với tốc độ đáng kinh ngạc," Leen Decin từ Đại học Công giáo Leuven ở Bỉ nói trong một thông cáo báo chí.
"Phát hiện về những đám mây cát, nước, và lưu huỳnh đioxit trên ngoại hành tinh mềm mại này là một cột mốc quan trọng. Nó thay đổi hiểu biết của chúng ta về sự hình thành và tiến hóa của các hành tinh, và giúp chúng ta hiểu hơn về chính Hệ Mặt Trời," ông nói thêm.
Quan sát được thực hiện bằng cách sử dụng máy ảnh trung hồng ngoại (MIRI) của JWST, một dạng máy quang phổ có thể nghiên cứu bầu khí quyển của các hành tinh ở bước sóng trung hồng ngoại. Phát hiện này đã được công bố trên tạp chí Nature vào thứ Tư tuần trước (ngày 15 tháng 11).
Bryan
Theo Space.com