3. Có khả năng tự lập cao hơn
Tôi có một người bạn, xuất thân trong một gia đình có điều kiện, mẹ và bà không bao giờ cho cô làm bất cứ việc nhà nào. Kiểu chiều chuộng này đã bị bố phá vỡ khi cô mới 5 tuổi.
Một ngày cuối tuần năm đó, mẹ và bà đi thăm họ hàng, bố ban đầu hứa sẽ nấu ăn, nhưng sau đó lại nói không nấu, còn đòi nhịn luôn cả ngày. Sau đó, bố đưa cho con gái 10 đồng, thuyết phục con đi chợ mua một ít thịt, rau và mì, sau khi về nhà còn thuyết phục cô làm món mì đơn giản. Bằng cách này, cô tự nấu cho mình món ăn đầu tiên trong đời. Thật kỳ diệu, cô bạn này lại yêu thích nấu ăn. Lớn lên, bố đã nói với cô rằng: “Ngày đó, nhờ bố cố tình nói không biết nấu ăn nên mới rèn được một cô con gái thích nấu nướng”.
Chẳng trách có người từng nói, sự hiện diện của người cha là độc nhất có sức mạnh đặc biệt trong việc nuôi dạy con cái.
Khi gia đình có người cha thường bỏ bê con cái, con gái sẽ có ấn tượng tiêu cực về người đàn ông đó, còn con trai trong gia đình sau này sẽ bắt chước sự thiếu trách nhiệm của người cha.
Khi trong gia đình có một người cha tốt, thường xuyên đồng hành cùng con cái và đảm nhận trách nhiệm chăm sóc chúng sẽ khiến con cái yêu thương gia đình hơn và làm việc chăm chỉ vì sự phát triển của gia đình.
Cũng giống như việc các ông bố cùng con chơi đùa, các em có cảm giác an toàn hơn, gắn bó với bố hơn, tính cách và ý chí về mọi mặt cũng chịu ảnh hưởng tích cực từ bố.
Vì vậy, hành động của người bố sẽ giúp con cái hiểu được vai trò của người làm cha. Ấn tượng này sẽ cho phép trẻ hình thành các tiêu chuẩn hành vi của riêng mình trong tương lai. Là con trai, anh ta sẽ sao chép hành vi của cha mình và áp dụng nó cho gia đình và con cái tương lai. Là con gái, cô thường thất vọng và nghi ngờ chồng mình. Đây chính là “hiệu ứng sao chép” mà người cha mang đến cho con cái.
Tình yêu có thể được sao chép, khi người bố đủ yêu thương con cái thì chắc chắn con cái sẽ học được cách yêu thương.