Năm nay, cực điểm của mưa sao băng này sẽ rơi vào rạng sáng ngày 28 và 29 tháng 7. Thời điểm này đang là giai đoạn trước điểm Trăng tròn, do đó về cơ bản thì Mặt Trăng sẽ không gây racản trở nào cho việc quan sát của bạn.
Thứ thực sự có thể làm hỏng buổi quan sát của bạn sẽ là thời tiết. Theo thông tin dự báo thời tiết, tại nhiều khu vực ở Việt Nam có thể sẽ liên tục có mưa trong những ngày tới. Mặc dù vậy, thông tin này có thể thay đổi do sự biến đổi ngoài dự tính của thời tiết. Do đó hãy theo dõi kỹ thời tiết trước khi bắt đầu buổi quan sát của mình. Ngoài ra, đây cũng là trận mưa sao băng không hề lớn, với mật độ cực đại chỉ khoảng 15 tới 20 sao băng mỗi giờ - ngay cả với những khu vực có điều kiện quan sát lý tưởng. Ở các khu vực đô thị có mức độ ô nhiễm cao, việc theo dõi hiện tượng này sẽ gặp nhiều khó khăn.
Trong trường hợp khu vực của bạn không có mây mù hoặc mưa, hãy chọn địa điểm quan sát có góc nhìn rộng, ít ô nhiễm (bụi, ánh sáng). Bạn không cần tới bất cứ dụng cụ nào để quan sát hiện tượng này, nhưng ngoài những yếu tố đã nêu, tất nhiên vẫn cần một chút kiên nhẫn.
Một mưa sao băng hấp dẫn hơn sẽ đạt cực điểm vào gần giữa tháng 8. Đó là mưa sao băng Perseids - một trong những trận mưa sao băng lớn nhất hàng năm. Như trên đã nói, Delta Aquarids được bổ sung bởi những sao băng đầu tiên của Perseids, do đó đồng thời nó sẽ là một bước đệm tốt để đợi Perseids, vì đến tận thời điểm quan sát Perseids bạn vẫn sẽ thấy sự có mặt của một số sao băng từ Delta Aquarids.
VACA