Vấn đề chi phí có thể được giải quyết, nhưng áp lực từ Liên minh châu Âu thúc đẩy ý định gia nhập khối của Belgrade và việc Mỹ đe dọa áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế, đã ngăn cản Serbia mua S-400.
Ngay sau khi Tổng thống Vucic tuyên bố ý định mua S-400, đại diện đặc biệt của Mỹ về Tây Balkan Matthew Palmer đã cảnh báo rằng phản ứng từ Washington sẽ là các biện pháp trừng phạt.
Từ năm 2017, Mỹ đã đe dọa trừng phạt tất cả các khách hàng mua phần cứng quân sự của Nga thông qua “Đạo luật chống lại kẻ Thù của Nước Mỹ thông qua trừng phạt” (CAATSA). Ngay sau đó, Tổng thống Vucic đã tuyên bố vào ngày 6/11/2019 rằng chính phủ của ông không có ý định mua các hệ thống này.
Mục đích chính của CAATSA là hạn chế doanh thu của lĩnh vực quốc phòng Nga và mở rộng thị phần cho các nhà sản xuất quốc phòng phương Tây. Bên cạnh đó, vẫn có những lý do chiến lược quan trọng buộc Mỹ phải ngăn cản Serbia mua các thiết bị phòng không do Nga cung cấp.
Phạm vi phát hiện tối đa của trung đoàn S-400 được triển khai gần Belgrade.
Không giống như Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã mua S-400, khả năng tương tác của Serbia với các lực lượng Nga là cao hơn nhiều, S-400 ở Serbia sẽ cung cấp dữ liệu nhắm mục tiêu và tăng cường nhận thức tình huống cho không quân Nga trên toàn khu vực Đông Nam Châu Âu.
Trong khi xác nhận rằng Serbia sẽ không mua S-400, Tổng thống Vucic đã giải thích chi tiết về lợi ích của hệ thống và ông gọi nó là “một vũ khí ấn tượng”: “Bạn biết đấy, khi bạn có vũ khí như vậy, sẽ không ai tấn công bạn. Cả Mỹ và bất kỳ phi công nào khác đều không bay ở những nơi S-400 đang hoạt động. Chúng tôi sẽ tăng cường khả năng phòng không bằng các hệ thống Pantsir và những thứ khác không có trong danh sách trừng phạt”.
Binh sĩ Serbia với hệ thống HQ-22 do Trung Quốc cung cấp
Lựa chọn thay thế cho S-400
Serbia tiếp tục đối mặt với áp lực đáng kể từ phương Tây ngăn cản việc mua các thiết bị phòng không từ các quốc gia không thuộc NATO hoặc NATO liên kết. Nhưng cuối cùng bất chấp sự chỉ trích đáng kể của Mỹ và châu Âu, Serbia đã mua hệ thống HQ-22 từ Trung Quốc vào cuối năm 2020, chúng được vận tải hạng nặng Y-20 của Trung Quốc chuyển giao vào tháng 4/2022.
HQ-22 của Trung Quốc không thể so sánh với khả năng của S-400, HQ-22 chỉ là một hệ thống phòng không có tầm bắn ngắn hơn, chú trọng nhiều hơn vào tính cơ động, nhưng nó vẫn là một vũ khí mạnh mẽ với các thiết bị điện tử và cảm biến tinh vi không thua kém S-400.
Mặc dù HQ-22 không mang lại cho không quân Serbia mức độ nhận thức tình huống chống lại máy bay tàng hình, tên lửa siêu thanh, hoặc khả năng giao chiến với máy bay bên ngoài không phận Serbia như S-400, nhưng hệ thống này vẫn là bổ sung quan trọng và có giá trị nhất cho hệ thống phòng không của nước này.