Nam sinh người Tày đam mê vẽ tranh để xây trường học

08/07/2023, 07:55
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Hoàng Nhật Quang, nam sinh dân tộc Tày từ nhỏ đã đam mê với hội hoạ, khi vẽ tranh Quang thấy tâm hồn mình bay bổng và thoải mái.

Hoạ sĩ nhí với ước mơ bình dị

Hoàng Nhật Quang - học sinh lớp 5, Trường Tiểu học & THCS Lê Quý Đôn (Lạng Sơn) đã bắt đầu thích vẽ từ lúc còn nhỏ, những bức tranh đầu tiên của chàng hoạ trí phác hoạ lại các sinh vật trong trí tưởng tưởng em. Thấy được đam mê hội hoạ của con, bố mẹ Nhật Quang đã hướng dẫn và cho tham gia các cuộc triển lãm để hiểu hơn về hội hoạ.

Dần dần, tình yêu hội hoạ trong chàng trai người dân tộc Tày ngày một lớn, Nhật Quang chia sẻ: “Quá trình ngồi vẽ, em cảm thấy rất nhẹ nhàng, thoải mái, dễ chịu; sau khi hoàn thành mỗi bức tranh tâm trạng em vô cùng phấn khởi, vui vẻ”.

Nhật Quang cũng cho biết, những lúc học tập mệt mỏi, căng thẳng em sẽ vẽ tranh để toả áp lực cho bản thân.

Cũng chính tình yêu hội hoạ đã quang giành giải thưởng tại Lễ trao Giải thưởng Dế Mèn lần thứ 4 – 2023, chùm tranh do Nhật Quang vẽ đã được trao Giải khát vọng Dế Mèn và được chọn đem đi triễn lãm ở TP.HM. Được biết, nếu tranh của Nhật Quang bán được em sẽ trích tiền để xây trường học.

Nam sinh người Tày đam mê vẽ tranh để xây trường học ảnh 1

Một bức tranh trong chùm trang mà Nhật Quang đạt giải. Ảnh Ngô Chuyên.

Chia sẻ về lý do trích tiền xây trường học, Nhật Quang nói : “Em rất yêu trường học, em may mắn hơn các bạn học sinh miền núi khi được sinh ra ở thành phố; học trong ngôi trường đầy đủ tiện nghi.

Hiện trên đất nước mình có nhiều bạn đang học trong điều kiện khó khăn, phòng học chưa kiên cố, mưa nước dột. Do đó, em muốn dùng sức nhỏ bé của mình là vẽ tranh để bán và dùng số tiền đó để quyên góp một phần nhỏ nhằm xây dựng những ngôi trường khang trang, đẹp như trường em đang học”.

Được biết, chùm tranh đạt Giải Khát vọng Dế Mèn của Nhật Quang bức lớn được hoạ sĩ nhí vẽ trong ba tuần, những bức nhỏ chỉ khoảng 1 tuần. Nguồn cảm hứng em lấy từ ý tưởng các bộ phim hoạt hình và trí tưởng tượng”.

Về bộ tranh của Hoàng Nhật Quang (11 tuổi), họa sĩ Thành Chương, thành viên Hội đồng giám khảo, Giải thưởng Dế Mèn lần thứ 4 – 2023 nhận xét: “Tôi xem bộ tranh này hơi bất ngờ. Bởi tạo hình cũng như các ý tưởng của tác giả nhí này rất phong phú, không nghĩ cháu còn ít tuổi như thế.

Nam sinh người Tày đam mê vẽ tranh để xây trường học ảnh 2

Bức tranh sư tử mèo của hoạ sĩ nhí Nhật Quang. Ảnh Ngô Chuyên.

Việc đánh giá Nhật Quang ở hiện tại chỉ là một phần nhỏ, cái chính là thấy được tương lai cháu sẽ phát triển.

Với họa sĩ nhí này, năng lực (năng khiếu) về tạo hình, trí tưởng tượng cũng như sự làm việc với những bức tranh lớn, tôi nghĩ cháu sẽ còn đi rất xa; đây là trường hợp tôi đánh giá rất cao và tôi rất thích loạt tranh này”.

Giáo dục con biết yêu thương, sẻ chia

Biết con mình có đam mê với hội hoạ từ lúc còn rất nhỏ, nên anh Hoàng Văn Điệp (Lạng Sơn), bố của hoạ sĩ nhí Hoàng Nhật Quang đã tạo điều kiện tối đa để con phát huy năng khiếu của bản thân.

Bên cạnh đó, anh cũng giảng viên kiêm hoạ sĩ nên hiểu về chất liệu, cách phối màu để có thể đồng hành cùng con; kể cho con nghe lịch sử cũng như các danh hoạ nổi tiếng nhằm tạo động lực. Mỗi khi có triễn lãm tranh, anh Điệp lại cho Nhật Quang đi xem.

Nam sinh người Tày đam mê vẽ tranh để xây trường học ảnh 3

Nhật Quang và bố của mình là anh Hoàng Văn Điệp. Ảnh Ngô Chuyên.

Anh Điệp chia sẻ: “Lúc con còn nhỏ, mỗi lần con vẽ hoàn thiện được một bức tranh tôi sẽ mua với giá 10-20 nghìn đồng. Toàn bộ số tiền bán tranh cho tôi, Quang được quyền quyết định sẽ làm gì mà con thích như màu, giấy vẽ, mua quà vặt….

Bên cạnh đó, tôi cũng dạy con hiểu, để kiếm ra một đồng tiền kiếm ra không dễ dàng do vậy khi chi tiêu phải biết tính toán. Tôi cũng dạy con cách biết san sẻ, đồng cảm với những người có hoàn cảnh khó khăn”.

Anh Điệp cho biết thêm, khi con được giải thưởng và các bức tranh của con sẽ được đi triển lãm, con chia sẻ với tôi nếu những bức tranh đó bán được sẽ trích tiền đi xây trường tôi hạnh phúc vô cùng.

Hoàng Nhật Quang bắt đầu vẽ tranh thường xuyên từ năm 4 tuổi, đến nay đã vẽ được khoảng 40 tranh hoàn chỉnh, trong đó có nhiều tranh khổ rất lớn, phải đứng trên ghế, trèo lên thang để hoàn thành.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nam sinh người Tày đam mê vẽ tranh để xây trường học