Rối loạn cương dương là một rối loạn chức năng tình dục ở nam giới thường gặp.
Theo Hội Niệu khoa Châu Âu, rối loạn cương dương được định nghĩa là tình trạng không có khả năng đạt được và duy trì độ cương cần thiết để thực hiện giao hợp trọn vẹn. Tình trạng này lặp đi lặp lại kéo dài trên 3 tháng gây ảnh hưởng đến tâm lý người bệnh, làm căng thẳng mối quan hệ lứa đôi.
Rối loạn cương dương thường được biểu hiện bằng các hình thái: Dương vật khó cương, cương nhưng không đủ cứng, có thể tự mềm khi đang quan hệ.
Hay nói cách khác, rối loạn cương dương được biểu hiện là dương vật không cương cứng lên được khi bắt đầu quan hệ, hoặc độ cứng của dương vật không đủ để tiến hành cuộc giao hợp đến cuối.
Liệt dương là mức độ cao nhất của rối loạn cương dương.
Những người đàn ông mắc bệnh tiểu đường, bệnh tim mạch, tăng mỡ máu, cao huyết áp cũng dễ bị rối loạn cương. Nguyên nhân là do lưu lượng máu đến cậu nhỏ kém, đây là một trong những yếu tố phổ biến nhất gây rối loạn cương dương.
Đặc biệt ở nam giới sử dụng ma tuý, nghiện rượu, hút thuốc lá, chế độ ăn uống không lành mạnh, ít tập thể dục, vận động cũng sẽ ảnh hưởng đến khả năng cương của dương vật.
Hiện nay, nhiều nam giới khi bị rối loạn cương dương thường bị ám ảnh, mặc cảm tự ti và hay giấu bệnh với tất cả mọi người (ngay cả với vợ).
Nhiều đấng mày râu bệnh nặng thêm do cảm giác xấu hổ với vợ trước khi nhập cuộc kéo dài sinh ra trầm cảm. Điều này không chỉ ảnh hưởng tới đời sống tình dục mà còn là 1 trong những nguyên nhân dẫn tới muộn con ở các cặp vợ chồng.
Rối loạn cương dương tuy không ảnh hưởng tới tính mạng nhưng có thể ảnh hưởng đế sự tự tin của đàn ông, chất lượng cuộc sống, đời sống tình dục và có thể gây tổn hại tới hạnh phúc lứa đôi nếu như không được điều trị kịp thời.
Bác sĩ khuyến cáo quý ông nếu khi mắc phải tình trạng rối loạn cương dương nói riêng và các bệnh lý nam khoa nói chung cần được thăm khám, đánh giá và làm các xét nghiệm cận lâm sàng một cách tỉ mỉ để bác sĩ đánh giá tình trạng bệnh, nguyên nhân gây bệnh và các tình trạng bệnh lí kèm theo từ đó có phác đồ điều trị sao cho phù hợp, cụ thể và hiệu quả nhất cho từng bệnh nhân.