Nạn bắt cóc ảo tấn công du học sinh tại Australia

16/05/2023, 08:00
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Những kẻ lừa đảo nói với một số du học sinh Trung Quốc rằng họ cần phải trả một khoản lớn để không bị trục xuất hoặc bị bắt. Nếu không có tiền, họ buộc phải giả vờ như bị bắt cóc.

Nhiều sinh viên Trung Quốc cũng như gia đình họ phải gửi hàng trăm nghìn USD vì nghe theo các chiêu trò lừa đảo. Ảnh: Cục Cảnh sát New South Wales.

Đây được gọi là “bắt cóc ảo”, một trò lừa đảo nhắm vào các sinh viên Trung Quốc ở Sydney (Australia). Cảnh sát cho biết chiêu trò này đang gia tăng.

Bắt cóc ảo là gì?

Theo cảnh sát bang New South Wales, chỉ trong tháng vừa qua, đơn vị này đã ghi nhận 4 vụ bắt cóc ảo. Cảnh sát cũng công bố hình ảnh các vụ bắt cóc ảo mà nạn nhân buộc phải gửi cho gia đình mình ở Trung Quốc để yêu cầu tiền chuộc.

Theo đó, những kẻ lừa đảo liên tục gửi ảnh nạn nhân trong vài ngày và yêu cầu tổng cộng hơn 750.000 USD (khoảng 17,6 tỷ đồng) từ gia đình. Trước đó, các nạn nhân cũng nhận nhiều lời đe dọa khi họ trả 175.000-250.000 USD (tương đương 4,1-5,8 tỷ đồng).

Chỉ huy đội chống tội phạm nghiêm trọng, thám tử trưởng Joe Doueihi, cho biết các nhân viên của ông đang làm việc với các trường đại học, Đại sứ quán Trung Quốc và Lãnh sự quán Trung Quốc tại Sydney, Canberra để cảnh báo cộng đồng về chiêu trò lừa đảo này.

"Mọi người nên cẩn thận khi có bất kỳ cuộc gọi nào tự xưng là từ cơ quan có thẩm quyền của Trung Quốc, chẳng hạn cảnh sát, công tố viên hoặc tòa án, rồi yêu cầu chuyển tiền. Đó đều là những cuộc gọi lừa đảo", thám tử Doueihi nói.

Vị chuyên gia này khuyến khích bất kỳ ai nếu nhận được cuộc gọi liên quan đến việc đòi tiền dưới sự đe dọa bạo lực nên cúp máy và báo cáo vụ lừa đảo với tại Cục Cảnh sát bang.

“Chúng tôi có sẵn các sĩ quan có thể nói được song ngữ để lắng nghe và hiểu các bạn. Từ đó, thông qua mọi nguồn lực điều tra sẵn có, các thám tử sẽ truy bắt những tên tội phạm này”, ông nói.

Chiêu trò tinh vi

Bắt cóc ảo là chiêu lừa đảo tống tiền nhắm vào những người trẻ tuổi. Họ bị thông báo đã phạm pháp và cần phải trả tiền để tránh bị trục xuất hoặc bắt giữ.

bat coc ao anh 1

Nạn nhân phải dàn dựng như thể mình bị bắt cóc để những kẻ lừa đảo gửi ảnh về cho gia đình mình tống tiền. Ảnh: Cục Cảnh sát New South Wales.

Các nhà điều tra đã tìm ra cuộc gọi ban đầu được thực hiện từ một người thường nói tiếng Quan Thoại và tự xưng là đại diện của cơ quan có thẩm quyền Trung Quốc như đại sứ quán, lãnh sự quán hoặc cảnh sát nước này.

Sử dụng công nghệ để nạn nhân không thể tìm ra vị trí thực tế, những kẻ lừa đảo khuyến khích nạn nhân tiếp tục liên lạc thông qua các ứng dụng được mã hóa khác nhau như WeChat và WhatsApp.

Sau đó, nạn nhân bị đe dọa hoặc ép buộc chuyển một số tiền lớn vào các tài khoản ngân hàng nước ngoài không xác định.

Khi số tiền vượt quá khả năng chi trả của nạn nhân, họ buộc phải dàn dựng những vụ bắt cóc ảo để những kẻ bắt cóc gửi hình về cho gia đình và yêu cầu gửi tiền chuộc.

Chia sẻ với ABC News, Xiaoteng Li, Phó lãnh sự của Lãnh sự quán Trung Quốc, cho biết các nạn nhân đang gặp vấn đề tâm lý không nhỏ và phải lâm vào tình trạng tổn thất tài chính lớn. Một số nạn nhân được cho là đã phải nhập viện vì chấn thương tâm lý từ vụ tống tiền.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nạn bắt cóc ảo tấn công du học sinh tại Australia