Nâng cao hiệu quả công tác xóa mù chữ cho trẻ dân tộc thiểu số và miền núi

10/12/2023, 16:25
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Ông Lò Trung Kiên - Phó Trưởng Ban Xã hội, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam chia sẻ giải pháp nâng cao hiệu quả công tác xóa mù chữ.

Theo thống kê, tình trạng trẻ em trong độ tuổi nhưng không được đi học còn tồn tại ở tất cả các cấp học (tiểu học 3,1%, THCS 18,4%, THPT 53%). Tỷ lệ người dân tộc thiểu số từ 15 tuổi trở lên biết đọc, biết viết chữ phổ thông đạt 80,9%.

Để từng bước xóa bỏ nạn mù chữ trong trẻ em dân tộc thiểu số và miền núi, ông Lò Trung Kiên nhấn mạnh, cần quán triệt tư tưởng chỉ đạo được đề cập trong văn kiện Đại hội XIII của Đảng là: Tập trung hoàn thiện và triển khai thực hiện tốt các chính sách dân tộc trên tất cả các lĩnh vực, nhất là các chính sách đặc thù giải quyết những khó khăn của đồng bào dân tộc thiểu số.

Cùng với đó, tạo sinh kế, việc làm, định canh, định cư vững chắc cho đồng bào dân tộc thiểu số, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới. Tập trung triển khai hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế, xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021- 2030.

Bảo vệ và phát triển dân số các dân tộc thiểu số có dưới 10 nghìn người, đặc biệt là những dân tộc thiểu số có nguy cơ suy giảm giống nòi. Trên cơ sở đó, đòi hỏi phải có hệ thống cơ chế chính sách đồng bộ, thiết thực, phù hợp.

Ông Lò Trung Kiên - Phó Trưởng Ban Xã hội, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam. Ảnh: Internet.
Ông Lò Trung Kiên - Phó Trưởng Ban Xã hội, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam. Ảnh: Internet.

Trước mắt, ông Lò Trung Kiên cho rằng, cần tập trung vào một số giải pháp cụ thể như: giải pháp xóa mù chữ tiếng mẹ đẻ (tiếng dân tộc thiểu số bản địa), ngành giáo dục cần xây dựng chương trình, sách giáo khoa và phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng học của từng dân tộc, từng vùng trên cơ sở 2 ngôn ngữ (ngôn ngữ mẹ đẻ và ngôn ngữ phổ thông).

Đây cũng là một phần nội dung về bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số thuộc dự án 5, tiểu dự án 2 của Chương trình mục tiêu quốc phát triển kinh tế, xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Theo ông Lò Trung Kiên, ngay từ những ngày đầu thành lập Nhà nước, Hiến pháp 1946 đã quy định, việc học tiếng dân tộc là một quyền của người dân tộc thiểu số. Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp đó, Nhà nước đã ban hành hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và văn bản dưới luật quy định cụ thể và chi tiết về việc dạy và học dân tộc thiểu số.

Nhờ vậy, một số dân tộc thiểu số có tiếng nói, chữ viết đã được đưa vào giảng dạy trong trường phổ thông, mang lại hiệu quả giáo dục to lớn; đồng thời góp phần giữ gìn và phát huy giá trị ngôn ngữ, văn hóa các dân tộc thiểu số. Dạy và học tiếng dân tộc thiểu số là chính sách ưu việt của Đảng và Nhà nước ta.

Việc thực hiện nhiệm vụ này trong mấy chục năm qua đạt được những kết quả đáng ghi nhận; đóng góp lớn cho việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của các dân tộc thiểu số; góp phần giúp những thế hệ con em đồng bào tăng cường ý thức tộc người, tạo niềm tự hào, tự tin để hòa nhập trong sự nghiệp xây dựng đất nước.

Bên cạnh đó, việc được học tiếng dân tộc thiểu số đã giúp những cán bộ, công chức đang công tác trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số có điều kiện thuận lợi hơn trong công việc của mình.

Ông Lò Trung Kiên cho hay, hiện một số tiếng dân tộc đang được dạy thực nghiệm, những địa phương có nhu cầu dạy tiếng dân tộc tiếp tục được Bộ GD&ĐT nghiên cứu ban hành chương trình và sách giáo khoa trong thời gian tới.

Theo giaoducthoidai.vn
https://giaoducthoidai.vn/nang-cao-hieu-qua-cong-tac-xoa-mu-chu-cho-tre-dan-toc-thieu-so-va-mien-nui-post664220.html
Copy Link
https://giaoducthoidai.vn/nang-cao-hieu-qua-cong-tac-xoa-mu-chu-cho-tre-dan-toc-thieu-so-va-mien-nui-post664220.html
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nâng cao hiệu quả công tác xóa mù chữ cho trẻ dân tộc thiểu số và miền núi