Nước vối có tác dụng kiện tỳ, giúp ăn ngon, tiêu hóa tốt. Mỗi khi ăn một bữa có nhiều thịt, mỡ, người ta thường nấu một nồi nước vối thật đặc để uống cả ngày. Chất đắng trong vối sẽ kích thích tiết nhiều dịch tiêu hóa, chất tanin bảo vệ niêm mạc ruột, còn chất tinh dầu có tính kháng khuẩn nhưng không hại vi khuẩn có ích trong ruột.
Tuy nhiên theo các chuyên gia, khi uống nước vối cần kiêng hai thời điểm là lúc đói và ngay sau bữa ăn. Theo lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ, Hội Đông y Việt Nam, hiện tượng mọi người uống nước vối khi đói bụng thường hay bị cồn cào là do nước vối thúc đẩy tiêu hóa, chống đầy bụng, ăn ngon miệng... Vì tác dụng này nên uống khi đói sẽ làm nhu động ruột hoạt động nhiều, gây cảm giác thèm ăn, mệt mỏi, sa sầm mặt mày, mất năng lượng. Bởi vậy, ngoài tác dụng của nước vối, người dùng cần lượng thể trạng, sức khỏe để uống sao cho có hiệu quả nhất.
Ngoài ra các thầy thuốc Đông y cũng khuyên bạn cần kiêng uống nước vối ngay sau bữa ăn vì có thể ảnh hưởng tới quá trình tiêu hóa và cản trở việc hấp thu dưỡng chất.
Nước lá vối nên được uống trong ngày, không nên để qua đêm ở môi trường bên ngoài vì dễ bị ôi thiu, gây đau bụng.
Lá vối khô cần được bảo quản ở những nơi khôi thoáng, tránh ánh nắng, nên cho vào túi buộc chặt, không được tiếp xúc với không khí vì dễ bị ẩm mốc.
Như vậy bạn đã có câu trả lời cho thắc mắc "Nên uống nước vối vào lúc nào?". Hãy uống nước vối đúng cách để mang lại những lợi ích tốt cho sức khỏe.