Những vũ khí đó thường được lấy từ các căn cứ hay cơ sở lưu trữ ở Mỹ hoặc từ các địa điểm ở châu Âu – nơi Washington từ lâu nay đã tăng cường chuyển trang thiết bị tới nhằm cắt giảm thời gian cần thiết để chuyển giao sau khi chính phủ phê duyệt nguồn tài trợ.
Theo một quan chức quân sự Mỹ, Lầu Năm Góc sẽ có thể gửi một số loại đạn dược bao gồm đạn pháo 155 mm và một số loại đạn phòng không khác "gần như ngay lập tức" tới Ukraine vì họ có kho chứa ở châu Âu.
Ngoại trưởng Ukraine Dmitry Kuleba gần đây ca ngợi quyết định thông qua gói viện trợ trị giá 61 tỷ USD của Quốc hội Mỹ nhưng cũng cảnh báo rằng điều này sẽ không đủ để giúp Ukraine tạo ra sự khác biệt trên chiến trường.
“Không một gói viện trợ nào có thể ngăn cản được lực lượng Nga. Điều sẽ ngăn cản được quân đội Nga là một mặt trận thống nhất của toàn Ukraine và tất cả các đối tác của chúng tôi”, ông Kuleba nói đồng thời kêu gọi phương Tây tăng cường sản xuất quân sự vì Ukraine đang cạn kiệt hệ thống phòng không và Nga có lợi thế gấp 10 lần về đạn pháo.
Ông Kuleba cuối cùng nhấn mạnh các đồng minh của Ukraine nên chuyển từ lời chia buồn và cảm thông với người dân nước này cũng như lời hứa sẽ giúp phục hồi, ngăn ngừa thiệt hại về nhân mạng bằng cách cung cấp thêm các loại vũ khí và đạn dược.
Theo Kyiv Independent