Ngoài ra, các cơ sở GDMN đã tích cực tham mưu các cấp ủy Đảng, chính quyền vận động các tổ chức, cá nhân tham gia tài trợ, phối hợp xây dựng cơ sở vật chất, môi trường giáo dục cho trẻ hoạt động tại nhà trường và cộng đồng.
Tại hội thảo, các đơn vị cũng đã có tham luận chia sẻ về kinh nghiệm triển khai mô hình phối hợp giữa gia đình, nhà trường và cộng đồng trong chăm sóc, giáo dục trẻ.
Trong đó tập trung vào các nội dung như công tác phối hợp trong thực hiện chương trình giáo dục mầm non, phát huy vai trò của các tổ chức, xây dựng cơ sở vật chất, tạo môi trường cho trẻ hoạt động, trải nghiệm. Phối hợp với phụ huynh thực hiện chương trình giáo dục mầm non thời điểm trẻ nghỉ ở nhà, hỗ trợ trẻ 5 tuổi giai đoạn chuyển tiếp từ mầm non lên lớp 1 trong bối cảnh dịch bệnh.
Phát biểu tại hội thảo, ông Nguyễn Văn Khoa - Phó Giám đốc Sở GD&DT Nghệ An khẳng định, mô hình phối hợp giữa gia đình, nhà trường và cộng đồng có ý nghĩa quan trọng trong nâng cao chất lượng giáo dục chăm sóc trẻ.
Tuy nhiên để mô hình có thể được nhân rộng và có sự tham gia phối hợp của các ban, các ngành đoàn thể thì nhà trường phải làm tốt công tác xây dựng kế hoạch sát với tình hình thực tế với địa phương với nhà trường.
Bên cạnh đó, phải làm tốt công tác vận động, tuyên truyền. Đây là vấn đề mà nhiều đơn vị vẫn còn hạn chế khi "làm được rất nhiều việc nhưng không nói được" để phụ huynh, cộng đồng biết và chia sẻ. Việc tuyên truyền tốt sẽ tác động đến cha mẹ trẻ, chính quyền địa phương, cộng đồng hiểu rõ về mục đích, ý nghĩa và vai trò, trách nhiệm trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ.
Thời gian tới, để thực hiện tốt mô hình, các nhà trường nhà trường cũng cần kịp thời biểu dương các tổ chức, cá nhân, gia đình có đóng góp hiệu quả và nhân rộng những mô hình hay, cách làm sáng tạo. Đồng thời, đánh giá những khó khăn, xây dựng chiến lược phát triển nhà trường và có đề xuất đến các cấp chính quyền, phụ huynh, cùng tháo gỡ, tìm giải pháp triển khai hiệu quả.