Nghề học ở miền đất văn hiến

24/02/2024, 13:49
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Hoài Thượng (Thuận Thành - Bắc Ninh) vốn nổi danh là miền đất văn hiến 'quê thầy - đất thợ' với truyền thống khoa bảng rực rỡ.

Lê Quýnh theo vua Lê Chiêu Thống sang nhà Thanh, song quyết không trở thành người nhà Thanh. Ảnh minh họa: ITN
Lê Quýnh theo vua Lê Chiêu Thống sang nhà Thanh, song quyết không trở thành người nhà Thanh. Ảnh minh họa: ITN

Theo một số nguồn tài liệu, Lê Quýnh và hơn 10 người trong nhóm bị nhà Thanh khép vào tội bất tuân và phân tán làm nhiều nhóm nhỏ, mỗi nhóm bắt tù một nơi. Bị giam ở ngục Yên Kinh cùng với Lê Doãn Trị, Trịnh Hiến, Lý Bình Đạo, nhóm 4 người này trên đường đi Yên Kinh gặp vua Càn Long đi tuần du, bị Càn Long thẩm vấn. Qua sự đối đáp của Lê Quýnh, vua Thanh thán phục và gọi nhóm 4 người là “tứ nghĩa sĩ” và khen ngợi Lê Quýnh là con người cương nghị, khí tiết.

Sau khi được về nước, Lê Quýnh đem theo hài cốt gia quyến vua Lê cùng các bầy tôi tòng vong về an táng. Sau này, vua Gia Long nhà Nguyễn mời ra làm quan nhưng Lê Quýnh nói: “Chúng tôi chỉ biết thờ một chúa”, hai ông xin về quê dạy học và mất tại quê nhà.

Vì nêu cao lòng trung và khí tiết của kẻ làm tôi của Lê Quýnh nên đến đời vua Tự Đức (năm 1860), triều đình nhà Nguyễn đã tôn Lê Quýnh là nhân vật số 1 trong số 23 bầy tôi tiết nghĩa của nhà Lê và lập đền “Cố Lê Tiết Nghĩa từ” ở phía Tây thành Thăng Long.

Đời này cũng có Lê Doãn Trị sinh năm 1758 - con trai thứ 5 của Tiến sĩ Lê Doãn Thân, là em con chú ruột của Lê Quýnh, được phong tước Siêu Lĩnh bá. Sau có công sang phủ Nam Ninh đưa cung quyến nhà vua về dự lễ đăng quang tại Thăng Long vào năm 1788 nên được phong là Siêu Lĩnh hầu.

Người thầy của nhiều đại khoa

Ngoài ba vị đại khoa họ Lê Doãn, Hoài Thượng còn một nhà khoa bảng rất nổi tiếng là Đốc học Đỗ Trọng Vỹ (1829 - 1899) - nhà giáo dục triều Nguyễn. Ông là hậu duệ của Trạng nguyên Nguyễn Quang Bật.

Đỗ Trọng Vỹ có cha là Đỗ Dư nổi tiếng học rộng tài cao, đỗ Cử nhân khoa Kỷ Mão (1819), từng làm quan đến chức Tri phủ Quốc Oai. Năm 1826, sau khi bị triều đình xét tội cách chức, Đỗ Dư về quê theo nghề dạy học, có nhiều học trò thành danh. Khi Đỗ Trọng Vỹ mới lên 3 thì mẹ qua đời, ông được bên ngoại đón về Thụy Chương (Tây Hồ, Hà Nội) nuôi nấng. Đến năm 6 tuổi, ông được cha đón về trực tiếp dạy bảo.

Năm 21 tuổi, ông đỗ Tú tài khoa Canh Tuất (1850). Khoa thi Hương năm Giáp Tý (1864), lúc 36 tuổi ông đỗ Cống sĩ, đứng thứ ba tại trường thi Hà Nội. Cùng khoa thi với ông có một số bạn bè là danh sĩ nổi tiếng, như Nguyễn Khuyến, Dương Khuê.

Vì có quân công trước nên khi vừa đỗ Cử nhân, ông được triều đình bổ ngay chức Huấn đạo Văn Giang. Tròn 6 năm sau ông được thăng chức Giáo thụ phủ Từ Sơn, rồi được bổ Tri huyện Yên Dũng kiêm Lạng Giang. Thời gian sau, ông được thăng chức Tri phủ Yên Thế.

Tượng thờ danh sĩ Đỗ Trọng Vỹ ở chùa Hàm Long, TP Bắc Ninh.
Tượng thờ danh sĩ Đỗ Trọng Vỹ ở chùa Hàm Long, TP Bắc Ninh.

Năm 1874, ông được triều đình sung chức Bang tá quân vụ, phụ tá cho Tiết chế quân vụ Hoàng Kế Viêm và Tán tương quân vụ Tôn Thất Thuyết, suất quân trấn áp các cuộc nổi dậy ở Bắc Ninh và Bắc Giang. Năm 1876, ông được sung làm quyền Án sát sứ Cao Bằng, rồi được đổi thành Án sát sứ Thái Nguyên.

Sử triều Nguyễn ghi chép, năm 1878 Lý Dương Tài - một cựu võ quan nhà Thanh từng theo Đề đốc Quảng Tây là Phùng Tử Tài sang Việt Nam trấn áp quân Cờ Vàng. Tuy nhiên sau đó lại bất mãn khi bị nhà Thanh cách chức nên tụ tập bộ hạ thân tín sang Việt Nam cướp bóc. Đỗ Trọng Vỹ nhận lệnh triều đình phối hợp với Đề đốc Quảng Tây Phùng Tử Tài dẹp loạn Lý Dương Tài.

Sau khi dẹp được loạn và bắt được Lý Dương Tài giải trả về Trung Quốc, ông được nhà Nguyễn thăng Tuần phủ Hưng Yên. Tuy nhiên, thời gian này do bị bệnh nên ông cáo quan xin về nghỉ tại quê nhà Bắc Ninh. Đầu năm 1882, ông được triều đình triệu ra làm quyền Đốc học Bắc Ninh.

Trong tình thế nước nhà suy vi, với mong muốn giữ gìn phong hóa truyền thống, ông dốc lòng đào tạo thế hệ học trò mới - trong đó có các vị xuất thân đại khoa như: Đình nguyên Nguyễn Đình Tuân, Tiến sĩ Đàm Thận Bình, các Phó bảng Phan Văn Tâm, Đặng Quỹ, Đặng Tích Trù, Nguyễn Thiện Kế...

Năm 1889, Đỗ Trọng Vỹ chủ trì việc khắc 12 tấm bia đá với tên gọi “Kim bảng lưu phương”, ghi danh gần 677 vị đỗ đại khoa của xứ Kinh Bắc. Năm 1893, ông chủ trương cho dời Văn miếu Bắc Ninh được xây dựng từ thời Lê sơ - vốn đang bị đổ nát, từ núi Thị Cầu về núi Phúc Đức. Đỗ Trọng Vỹ đã vận động các văn thân, chức sắc, dân địa phương góp tiền, góp sức. Đến năm 1928, Văn miếu chính thức được tu sửa khởi dựng với quy mô lớn và gần như toàn diện.

Theo giaoducthoidai.vn
https://giaoducthoidai.vn/nghe-hoc-o-mien-dat-van-hien-post672710.html
Copy Link
https://giaoducthoidai.vn/nghe-hoc-o-mien-dat-van-hien-post672710.html
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nghề học ở miền đất văn hiến