Tuy nhiên, việc nhất trí trung lập và từ bỏ tư cách thành viên NATO sẽ yêu cầu phải thay đổi hiến pháp Ukraine, ông David Arakhamia giải thích.
"Thứ hai, chúng tôi không có sự tin tưởng vào Nga rằng họ sẽ làm như vậy. Điều này chỉ có thể được thực hiện với những đảm bảo an ninh".
Ông David Arakhamia cũng cho biết cựu Thủ tướng Anh Boris Johnson từng đến Kiev và nói với các quan chức Ukraine rằng hãy tiếp tục chiến đấu và không ký bất kỳ thỏa thuận nào với Moscow.
Đầu năm nay, Tổng thống Nga Vladimir Putin tiết lộ với các nhà lãnh đạo châu Phi rằng Moscow và Kiev đã ký một dự thảo thỏa thuận "về những đảm bảo an ninh và trung lập vĩnh viễn cho Ukraine" tại cuộc đàm phán do Thổ Nhỹ Kỳ làm trung gian. Nhưng ngay sau khi Nga rút quân khỏi khu vực Kiev như một cử chỉ thiện chí, Ukraine đã từ bỏ thỏa thuận, ông Putin nói.
Mới đây, ngày 22/11, Tổng thống Nga Vladimir Putin nhận định trong bài phát biểu trực tuyến tại Hội nghị Thượng đỉnh G20 rằng, Nga chưa bao giờ bác bỏ đàm phán hòa bình với Ukraine trong khi Kiev công khai rút khỏi tiến trình này.