Từ cơ sở lý luận và thực tiễn, Đề án đã đề xuất khung chính sách quốc gia về nhà giáo và đánh giá sự cần thiết, tác động và tính khả thi của các chính sách quốc gia, làm cơ sở cho việc xây dựng Luật nhà giáo.
Các kết quả nghiên cứu của đề án là căn cứ để Cục nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tham mưu cho Bộ GD&ĐT trong công tác quản lý ngành và các bộ ban ngành trong việc xây dựng Luật nhà giáo.
Một số sản phẩm của Đề án đã được Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục - Bộ GD&ĐT tiếp nhận, sử dụng.
Với tinh thần trach nhiệm cao, các ý kiến phản biện tại phiên họp đều nhất trí cho rằng đây là công trình nghiên cứu công phu, đề án đáp ứng yêu cầu, đảm bảo mục tiêu, có một số sản phẩm vượt nhiệm vụ đặt ra về số lượng và chất lượng. Nhiều kỳ vọng đặt ra, tuy nhiên quá trình nghiên cứu phải nghiên cứu thêm, để đây là căn cứ vững chắc để xây dựng luật nhà giáo.
Cần làm rõ những khái niệm cơ bản về nhà giáo trong quy phạm pháp luật. Luật phải là cơ sở để tôn vinh nhà giáo nhưng ở đây chưa rõ. "Cần làm rõ quyền và quyền lợi của nhà giáo. Luật nhà giáo phải là công cụ tự do của nhà giáo chứ không phải là công cụ quản lý nhà giáo” – PGS.TS Chu Hồng Thanh (ĐHQG Hà Nội) nhấn mạnh.
Phát biểu kết luận phiên họp, Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng cho rằng các ý kiến phản biện của hội đồng là rất sâu sắc, luật ban hành phải tạo động lực cho người lao động hơn là làm, nhà giáo phải khác viên chức, đối tượng lao động là con người, sản phẩm là con người cả về thể chất, tâm hồn và tương lai. Chúng ta mong mỏi, khao khát có bộ luật nhà giáo từ nhiều năm. Cơ sở lý luận và thực tiễn để xây dựng Luật Nhà giáo là vấn đề cực khó. Nhóm nghiên cứu với tinh thần trách nhiệm cao, công phu đã hoàn thành số lượng tài liệu thông tin lớn. Đề tài cơ bản có nhiều thông tin, để ban biên soạn có căn cứ xây dựng Luật Nhà giáo.
Đề tài đã được Hội đồng thông qua, Thứ trưởng đề nghị Chủ nhiệm đề tài tiếp tục nghiên cứu tiếp thu tối đa các phản biện đã nêu để hoàn thiện Đề tài với kết quả tốt nhất.