Việc thường xuyên căng thẳng, làm việc quá sức có thể gây tổn thương tim, dễ dẫn đến nhồi máu cơ tim hoặc suy tim. Bởi khi con người quá mệt mỏi, cơ thể sẽ tiết ra một lượng lớn epinephrine, nothyroxine… khiến mạch máu co thắt, tăng huyết áp, giảm lượng máu cục bộ cung cấp cho tim, dễ gây ra các bệnh về tim mạch.
2. Thường xuyên tập thể dục
Những người thường xuyên duy trì hoạt động thể chất cường độ cao trong thời gian rảnh rỗi có nguy cơ mắc bệnh tim mạch thấp hơn 69% so với những người không thường xuyên luyện tập. Trong khi những người duy trì hoạt động thể chất cường độ thấp chỉ có nguy cơ mắc bệnh tim mạch thấp hơn 24%. .
Ngoài ra, các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng việc duy trì hoạt động thể chất cường độ cao có mối tương quan nghịch đáng kể với sự xuất hiện của chứng nhồi máu cơ tim, giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim tới 82%.
3.Chế độ ăn uống lành mạnh
Ít sử dụng các thực phẩm chiên rán chứa nhiều dầu mỡ cũng như những đồ ngọt, thực phẩm siêu chế biến cũng góp phần bảo vệ mạch máu, giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim.
Đồng thời, trong cuộc sống thường ngày cũng nên bổ sung một số thực phẩm tốt cho hệ tim mạch như chuối, dầu olive...
Chuối rất giàu ion kali có thể ức chế ion natri làm co mạch máu và gây tổn hại cho hệ tim mạch, giúp duy trì sự cân bằng natri và kali trong cơ thể con người, điều phối sự co bóp cơ tim và hạ huyết áp. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng ăn hai quả chuối mỗi ngày có thể giảm 10% huyết áp và ngăn ngừa các bệnh tim mạch một cách hiệu quả.
Dầu olive có thành phẩn quan trọng nhất là axit α-linolenic với hàm lượng hơn 66,7%. Đây là axit béo thiết yếu, là thành phần chính của màng tế bào và tham gia vào quá trình chuyển hóa chất béo, đường trong cơ thể. Việc tiêu thụ loại dầu này thường xuyên còn có thể giúp loại bỏ chất cặn trong máu, tăng cường độ đàn hồi của mạch máu và ngăn ngừa nhồi máu cơ tim, nhồi máu não.
Nguồn: Sohu