Bị can Trần Xuân Đông lúc bị bắt tạm giam. Ảnh: CA
Ngoài ra, quá trình điều tra, Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM đã thu giữ 4 xe môtô. Quá trình xác minh, có 3 xe môtô không lưu trữ thông tin số khung, số máy; thông tin nhập khẩu và qua giám định các biển số trên là giả. Còn một xe môtô còn lại là của Trinh mượn của ông NPV; ông V không biết Trinh mượn xe để sử dụng và phạm tội nên CQĐT đã chuyển hồ sơ cho Công an TP. Thủ Đức xử phạt hành chính.
Bị can Trần Xuân Đông khai nhận, 3 xe môtô trên là Đông mua của các đối tượng không rõ lai lịch. Khi mua xe, Đông biết giấy đăng ký xe là giả nhưng do ham rẻ và cần xe để sử dụng nên đồng ý mua. Trong đó có hai giấy đăng ký xe bị mất, không thu hồi được; còn một giấy đăng ký xe môtô, Đông sử dụng từ năm 2020 đến khi thực hiện hành vi gây rối trật tự công cộng thì bị phát hiện.
Cũng theo cáo trạng, hành vi gây rối trật tự công cộng của hai bị can Trinh và Đông là xâm phạm đến trật tự công cộng, đe dọa tính mạng, sức khỏe người khác; gây mất an ninh trật tự cho xã hội. Hành vi sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức của bị can Đông đã xâm phạm trật tự quản lý hành chính của nhà nước. Do vậy cần xử lý nghiêm để răn đe, phòng ngừa chung.
Đối với Thúy Kiều, Khánh, Long, Sơn là những người làm thuê cho Trinh và Đông. Trong nhận thức chủ quan của những người này chỉ là người làm thuê theo yêu cầu của Trinh là quay phim và việc quay phim đưa lên mạng xã hội không là hành vi gây rối trật tự công cộng.
Do đó, CQĐT không xử lý Kiều, Khánh, Long và Sơn về tội gây rối trật tự công cộng là có cơ sở. Hiện CQĐT đã chuyển tài liệu, phương tiện bay flycam của Khánh đến Cơ quan CSĐT Công an TP.Thủ Đức để xem xét xử lý về hành vi bay flycam khi chưa được cấp phép.