Người không chân "chắp cánh" cho hoàn cảnh bất hạnh

Dung Nguyễn | 13/04/2022, 06:51
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Dù mất 2 chân nhưng anh Lê Văn Thạch vẫn thành công với mô hình làm chổi đót, tạo công ăn, việc làm cho người khuyết tật.

Bà Y Dun từ ngày làm chổi đót đã có thể trang trải cuộc sống.

Tạo công ăn việc làmcho người khuyết tật

Để phát triển nhóm làm chổi đót và tạo công ăn việc làm cho những hoàn cảnh khó khăn, bất hạnh, anh Thạch khuyến khích những người khuyết tật cùng tham gia.

Cách đây 45 năm, bà Y Dun (65 tuổi, thôn 8, xã Đoàn Kết, TP Kon Tum) gặp tai nạn khiến xương sống bị vẹo. Kể từ ngày đó, bà Y Dun khó khăn trong việc đi lại và không thể làm những công việc nặng nhọc. Cuộc sống của bà Y Dun phụ thuộc vào gia đình và họ hàng đôi bên.

“Từ ngày bị tai nạn, tôi chỉ quanh quẩn ở nhà và làm những công việc nhẹ nhàng. Khi được nhận làm tại xưởng chổi đót của Thạch, tôi có thể kiếm tiền để trang trải cuộc sống gia đình. Mỗi ngày, với công việc tước đót tôi thu nhập khoảng 80.000 đồng/ngày. Số tiền tuy không quá nhiều nhưng bù lại tôi có công việc ổn định và lo được cho bản thân”, bà Y Dun chia sẻ.

Anh A Quang (21 tuổi) vào những ngày còn nhỏ, sau một trận ốm thì bị liệt nửa người bên phải. Từ đó, sức khỏe của anh giảm sút, tay và chân bên phải không thể làm những công việc nặng nhọc. Với ý chí quyết tâm, vượt qua nỗi bất hạnh, anh xin vào làm chổi đót trong nhóm “Tự lực” của anh Thạch để có thể tự trang trải cuộc sống.

“Do bị khuyết tật nửa người, sức khỏe yếu nên năng suất làm chổi của mình không cao. Tuy nhiên, mỗi tháng mình cũng thu nhập được khoảng 2 triệu đồng. Với số tiền này mình có thể tự lo được cho bản thân.

Không chỉ vậy, giờ đây mình đã thoát khỏi mặc cảm, dần tự tin, cởi mở và sẻ chia nhiều hơn với mọi người. Mình hy vọng rằng, những người khiếm khuyết như mình sẽ tự tin, vượt qua nghịch cảnh để vươn lên trong cuộc sống”, anh A Quang tâm sự.

Không chỉ tạo công ăn, việc làm cho những hoàn cảnh khó khăn, với những trường hợp đặc biệt, năng suất làm không cao anh Thạch trích tiền túi hỗ trợ, sẻ chia để những người khuyết tật không còn tự ti, mặc cảm. Bên cạnh đó, anh kêu gọi các mạnh thường quân, nhà hảo tâm hỗ trợ heo giống để người dân nghèo phát triển kinh tế.

“Mình mong muốn các cơ quan chức năng sẽ quan tâm, kết nối nhiều hơn để nhóm có thêm đầu ra, tạo công ăn, việc làm đều đặn cho những người khiếm khuyết. Bên cạnh đó, thời gian tới mình sẽ trau dồi, học hỏi thêm kinh nghiệm để có thể phát triển kinh tế gia đình và hỗ trợ nhiều hơn cho những hoàn cảnh bất hạnh”, anh Thạch chia sẻ.

Chị Đỗ Thị Hồng Hạnh, Bí thư Thành đoàn TP Kon Tum, cho biết, tuy bị khiếm khuyết nhưng anh Lê Văn Thạch là một người rất nghị lực, quyết tâm vượt khó vươn lên trong cuộc sống. Bên cạnh đó, anh Thạch còn hỗ trợ, tạo công ăn việc làm cho những người khuyết tật tại địa phương.

Cũng theo chị Hạnh, vừa qua do ảnh hưởng của dịch bệnh nên hơn 4.000 cây chổi của nhóm anh Thạch không thể tiêu thụ. Do đó, Thành đoàn đã đứng ra kêu gọi các cơ quan, đơn vị, mạnh thường quân hỗ trợ, giúp nhóm anh Thạch tiêu thụ chổi.

“Anh Thạch luôn chủ động tìm đầu ra cho chổi đót. Từ đó tạo nguồn thu nhập ổn định cho những người khuyết tật”, chị Hạnh nói.

Theo giaoducthoidai.vn
https://giaoducthoidai.vn/nhan-ai/nguoi-khong-chan-chap-canh-cho-hoan-canh-bat-hanh-5kwgXA8ng.html
Copy Link
https://giaoducthoidai.vn/nhan-ai/nguoi-khong-chan-chap-canh-cho-hoan-canh-bat-hanh-5kwgXA8ng.html
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Người không chân "chắp cánh" cho hoàn cảnh bất hạnh