Nguyên nhân khiến nhiều đứa trẻ thà im lặng chịu bị bạn BẮT NẠT chứ nhất quyết không kể với bố mẹ!

Thanh Hương, | 25/11/2023, 18:26
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Nhiều vụ việc bạo lực học đường xảy ra khiến người lớn đau lòng, đồng thời không hiểu vì sao trẻ lại chọn cách im lặng thay vì chia sẻ với bố mẹ, thầy cô.

Những đứa trẻ với tính cách nhút nhát, sống nội tâm thường không biết tương tác với người xung quanh, dẫn đến mối quan hệ xã hội kém. Những đứa trẻ nghịch ngợm thích nhắm đến đối tượng này bởi biết các em sẽ không có bạn bè nào bênh vực, cũng như không dám đánh trả, la mắng lại chúng.

Bên cạnh đó, những đứa trẻ có tính cách bất an, hay lo lắng, hoảng sợ cũng là mục tiêu của "du côn học đường". Do ảnh hưởng của môi trường sống, hoặc sự nghiêm khắc của cha mẹ và các yếu tố khác, một số trẻ có trái tim rất mỏng manh và nhạy cảm. Khi bị bắt nạt, các em thường tỏ ra phục tùng, không dám phản kháng. Nhiều khi các em không dám kể với bố mẹ vì sợ bị bố mẹ trách móc.

Tại sao trẻ lại im lặng, chịu bị đánh còn hơn kể với cha mẹ?

- Do thiếu niềm tin vào cha mẹ

Nhiều bậc cha mẹ thật sự rất kỳ lạ! Khi biết con bị bắt nạt, điều đầu tiên họ làm không phải an ủi con mà lớn tiếng tra hỏi con tại sao không đánh trả lại ngay? Một số vô lý hơn, nghi ngờ: "Con phải làm gì thì nó mới gây sự với con? Tại sao cả lớp đông thế, nó không gây sự với ai lại gây sự với con?". Một số quan tâm đến con nhưng lại thiếu sự tinh tế. Vừa nghe thấy con bị bắt nạt, họ đã gọi người đến trường làm ầm ĩ lên.

Những hành động này của cha mẹ khiến trẻ cảm thấy sợ hãi, lo lắng. Trẻ sợ nếu mọi chuyện trở nên nghiêm trọng thì các bạn cùng lớp sẽ nghĩ sao? Ngày mai đi học liệu có được yên ổn? Chính vì vậy, các em thà im lặng chịu đựng còn hơn nói với cha mẹ.

- Do bị kẻ bắt nạt uy hiếp

Nguyên nhân chính khiến trẻ nhất quyết giữ bí mật ngay cả khi bị bắt nạt là do kẻ bạo hành dùng nhiều lời lẽ khác nhau để đe dọa trẻ. Chẳng hạn, chúng có thể đe dọa: "Mày mách đi rồi tao gọi thêm người đánh mày tiếp"; "mày mà mách thì sống không yên ở trường này đâu;... Những lời này khiến đứa trẻ sợ hãi, hoảng loạn, dù bị bắt nạt đến mấy cũng không dám kể với ai.

- Do trẻ xấu hổ

Khi bước vào tuổi dậy thì, nhiều đứa trẻ trở nên tự lập hơn, thích làm mọi thứ và ngại nhờ người lớn giúp đỡ. Khi gặp rắc rối, trẻ ngại nhờ cậy giáo viên và bạn bè vì sợ bị gọi là "kẻ mách lẻo". Trong mắt những cô cậu mới lớn có một tâm lý lệch lạc, đó là "mách mẹ", "mách cô" là... "hèn". Chính vì suy nghĩ này đã khiến trẻ không dám nhờ cậy sự giúp đỡ từ người lớn.

Có thể thấy, nguyên nhân trẻ bị bắt nạt ở trường nhưng không dám kể với bố mẹ phần lớn rất khách quan và cũng không hẳn hoàn toàn là do trẻ nhút nhát. Một đứa trẻ bị bắt nạt sẽ gặp phải tổn thương cả về thể chất và tinh thần. Là cha mẹ, chúng ta cần thường xuyên quan tâm, giao tiếp, tâm sự với con hàng ngày, để con tin tưởng, mở lòng. Khi ấy, cha mẹ sẽ dễ dàng phát hiện được những điều bất thường của con và có cách giải quyết kịp thời.

Theo Phụ nữ số
https://phunuso.baophunuthudo.vn/nguyen-nhan-khien-nhieu-dua-tre-tha-im-lang-chiu-bi-ban-bat-nat-chu-nhat-quyet-khong-ke-voi-bo-me-193231125112049204.htm
Copy Link
https://phunuso.baophunuthudo.vn/nguyen-nhan-khien-nhieu-dua-tre-tha-im-lang-chiu-bi-ban-bat-nat-chu-nhat-quyet-khong-ke-voi-bo-me-193231125112049204.htm
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
  • Sẽ xếp lại bảng lương, chế độ phụ cấp với nhà giáo
    2 giờ trước Chính sách giáo dục
    Sáng 11/7, tại họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước công bố 9 luật đã được Quốc hội khóa XV, kỳ họp thứ 9 thông qua, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng cho biết Quốc hội đã quy định "lương nhà giáo xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp". Quốc hội đồng thời giao Chính phủ quy định về chính sách tiền lương giáo viên.
  • Ngôi trường hơn 50 tuổi ở Hà Nội thu 'trái ngọt' mùa thi vào lớp 10
    1 giờ trước Tuyển sinh đầu cấp
    Năm 2025, Trường THCS Thái Thịnh (Đống Đa, Hà Nội) đạt tỷ lệ 94% học sinh đỗ vào lớp 10 THPT công lập, trong đó có 38 lượt đỗ trường chuyên.
  • Kỳ vọng phát triển giáo dục toàn diện ở vùng cao Lai Châu
    1 giờ trước Giáo dục
    Với những mục tiêu đổi mới và chiến lược phát triển mang tính đột phá, ngành GD&ĐT Lai Châu kỳ vọng nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
  • Lựa chọn môn học - tương lai của học sinh
    2 giờ trước Giáo dục
    Qua 3 năm triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở cấp trung học phổ thông, có thể thấy, việc lựa chọn các môn học tự chọn, bên cạnh những môn học bắt buộc có ý nghĩa lớn, liên quan trực tiếp đến lộ trình học tập, việc xét tuyển đại học và tương lai của mỗi học sinh. Thực tế đó được các trường trung học phổ thông của Hà Nội nắm bắt và đây cũng là nội dung chính, xuyên suốt tại các buổi tư vấn, gặp gỡ, hướng dẫn phụ huynh học sinh lựa chọn môn học, tổ hợp môn học trước thềm lớp 10 năm học mới 2025-2026.
  • Trường ĐH Trà Vinh xếp 29 trong top 400 của WURI Ranking 2025
    2 giờ trước Giáo dục
    (GDTĐ) - Ngày 11/7, Trường Đại học Trà Vinh (TVU) công bố thành tích nổi bật khi tiếp tục thăng hạng trong bảng xếp hạng World Universities with Real Impact (WURI) năm 2025, đứng ở vị trí 29 trong Top 400 trường đại học có ảnh hưởng toàn cầu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nguyên nhân khiến nhiều đứa trẻ thà im lặng chịu bị bạn BẮT NẠT chứ nhất quyết không kể với bố mẹ!