Nhà tâm lý học Canada: "Đây là 3 câu tôi ước nhiều bậc cha mẹ nói với con mình khi tức giận"

Phan Hằng, | 29/02/2024, 12:23
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Khi trẻ tức giận, điều quan trọng là chúng cần được cha mẹ thấu hiểu, từ đó mới có thể bình tĩnh trở lại.

Tức giận là một cảm xúc phức tạp, rất khó để một đứa trẻ có thể kìm chế được. Với tư cách là một nhà tâm lý học trẻ em với hơn 1 thập kỷ kinh nghiệm, Caitlin Slavens hiện sống tại Lethbridge, Canada muốn nói với các bậc phụ huynh rằng, tức giận không phải lúc nào cũng là điều xấu.

Khi một đứa trẻ tức giận, điều đó có nghĩa chúng đang muốn nói với cha mẹ rằng "mình không được đối xử tốt, mình bị tổn thương, mình bị xâm phạm..." theo một cách nào đó. Đôi khi tất cả những gì cha mẹ cần làm là thấu hiểu.

Caitlin Slavens nói: "Đây là 3 câu tôi ước nhiều bậc cha mẹ nói với con mình khi tức giận hoặc khó chịu".

1. "Mẹ thấy con đang tức giận về điều này và mẹ có thể hiểu lý do vì sao con như vậy".

Bộ não của người trưởng thành có thể nhận ra rằng, việc tức giận đôi khi chỉ là vấn đề nhỏ rồi mọi thứ sẽ trôi qua. Thế nhưng đối với trẻ em, tức giận là một cảm xúc mang tới sự choáng ngợp, một điều gì đó khủng khiếp và không công bằng. Vì vậy, trẻ cần biết rằng chúng được cha mẹ lắng nghe và thấu hiểu.

Khi trẻ cảm thấy cha mẹ thực sự hiểu vấn đề của mình, đứng về phía chúng, chúng sẽ thoải mái hơn trong việc điều chỉnh cảm xúc của mình.

Nhà tâm lý học Canada: Đây là 3 câu tôi ước nhiều bậc cha mẹ nói với con mình khi tức giận - Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

2. "Mẹ quan tâm tới cảm giác của con và sẽ giúp con vượt qua điều này. Bây giờ chúng ta có thể làm gì"

Câu nói này thể hiện sự quan tâm, sẵn lòng lắng nghe và hỗ trợ của cha mẹ đối với con cái. Nó cho thấy người mẹ đã nhận ra rằng, con mình đang trải qua một trạng thái cảm xúc khó khăn và cần sự giúp đỡ.

Bằng cách nói "Bây giờ chúng ta có thể làm gì", người mẹ đề xuất việc tìm cách giải quyết vấn đề hoặc cung cấp sự hỗ trợ cho con.

Ngoài ra, cha mẹ có thể đưa ra cách giúp trẻ hóa giải hoặc chuyển hướng cơn tức giận bằng việc vận động cơ thể như vẽ, chạy bộ hoặc thứ gì đó giúp trẻ cảm thấy được thoải mái và giải trí.

Nếu không biết làm gì, tốt nhất cha mẹ nên hỏi thẳng con mình thứ gì giúp con cảm thấy được thoải mái, vui vẻ nhất.

Nhà tâm lý học Canada: Đây là 3 câu tôi ước nhiều bậc cha mẹ nói với con mình khi tức giận - Ảnh 2.

Ảnh minh họa.

3. "Giờ cơn giận của con lớn tới mức nào?"

Câu nói "Giờ cơn giận của con lớn tới mức nào?" có nghĩa là đang hỏi về mức độ hoặc cường độ của cơn giận mà đứa trẻ đang trải qua. Cha mẹ quan tâm đến mức độ cơn giận của con và muốn biết nó có đạt đến mức nào.

Câu nói này liên quan đến việc thể hiện cảm xúc ra bên ngoài và đây cũng là phương pháp mà Caitlin Slavens thường gợi ý cho các bậc cha mẹ. Trẻ em, đặc biệt là những đứa trẻ giàu cảm xúc, chúng thường không muốn thừa nhận bản thân đang có cảm xúc tiêu cực.

Câu hỏi này thể hiện sự quan tâm và mong muốn hiểu rõ hơn về trạng thái cảm xúc của đứa trẻ. Việc đo lường mức độ cơn giận có thể giúp người lớn có cái nhìn toàn diện hơn về tình huống và tìm cách phản ứng phù hợp để giúp đỡ, hỗ trợ trẻ trong quá trình xử lý cơn giận của trẻ.

Tóm lại, con cái không thể học cách kiểm soát cơn giận của bản thân trừ khi chúng thấy cha mẹ mình làm trước điều đó. Vì vậy, ngoài những câu nói trên, cha mẹ cũng nên làm gương mỗi khi tức giận, sự bình tĩnh của cha mẹ sẽ dạy cho trẻ một bài học thực tế hơn.

Bài liên quan
Nghiên cứu tâm lý: 1 đứa trẻ không thích làm 3 việc sau chứng tỏ lòng tự trọng cực thấp, cha mẹ cần can thiệp
Nếu con bạn không dám làm 3 điều này, có thể không phải bé nhút nhát, ngoan ngoãn mà là bé có mặc cảm tự ti nào đó trong nội tâm.

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nhà tâm lý học Canada: "Đây là 3 câu tôi ước nhiều bậc cha mẹ nói với con mình khi tức giận"