Kết quả cho thấy, khử trùng mẫu cây Bạch truật với dung dịch Javel 50% trong 5 phút, sau đó tiếp tục với dung dịch Javel 20% khử trùng trong 10 phút cho tỷ lệ mẫu sạch đạt 93,33% và tỷ lệ mẫu sạch tái sinh chồi đạt 46,57%.
Môi trường khoáng thích hợp cho sự tái sinh chồi in vitro cây Bạch truật cho tỷ lệ mẫu tái sinh 100% với chiều cao chồi, chiều dài rễ, số rễ và số lá lần lượt là 7,13cm, 13,47cm, 6,67 rễ/chồi và 4,87 lá/chồi sau 1 tuần.
Nhóm nghiên cứu đã xây dựng được quy trình quy nhân chồi in vitro cây Bạch truật với đầy đủ thông số kỹ thuật và các bước thực hiện như chọn cây mẹ, tạo chồi in vitro, nhân chồi in vitro. Quy trình có hệ số nhân chồi in vitro đạt ít nhất là 3 chồi/mẫu, chồi phát triển tốt có từ 3 lá trở lên.
Cây Bạch truật trên thực tế đang đứng trước nguy cơ mất giống do thoái hóa giống chính. Vì vậy công tác phục tráng giống Bạch truật có năng suất và hàm lượng hoạt chất cao từ giống Bạch truật địa phương là một việc làm vô cùng cần thiết. Việc làm chủ công nghệ nhân giống nuôi cấy mô sẽ chủ động được nguồn giống cây chất lượng cao, góp phần bảo tồn dược liệu quý.
Bạch truật là một loại dược liệu cổ truyền với nhiều tác dụng dược lý có giá trị. Các nghiên cứu dược lý hỗ trợ việc sử dụng A. macrocephala truyền thống và có thể khẳng định việc sử dụng Bạch truật trong y học dân gian để điều trị nhiều bệnh mãn tính.
Tuy nhiên, cần phải hiểu rõ hơn về các cơ chế phân tử và mối quan hệ cấu trúc - chức năng của các thành phần này, cũng như các tác động hiệp đồng và đối kháng tiềm năng của chúng.
Việc nghiên cứu sâu hơn để đánh giá toàn diện về chất lượng dược liệu, sự hiểu biết về tác dụng dược lý đa mục tiêu của Bạch truật, cũng như độc tính trường diễn in vivo và hiệu quả lâm sàng của Bạch truật cần được nghiên cứu thêm.