Nhân lên những ước mơ giữa vùng cao!

03/04/2024, 08:01
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Những nhà giáo nơi miền núi cao dù gặp nhiều khó khăn vẫn ngày đêm miệt mài cống hiến...

Niềm tự hào của mẹ!

Giống như cô Hương, cô Vương Ngọc Hiệp (sinh năm 1993) - Trường Tiểu học xã Lâm Ca (Đình Lập, Lạng Sơn) là một trong những nhà giáo truyền ngọn lửa yêu nghề, trường lớp cho học trò, đồng nghiệp.

Sinh ra và lớn lên tại vùng quê nghèo tại xã An Châu, nay là thị trấn An Châu (Sơn Động, Bắc Giang), trong gia đình một mình mẹ vất vả nuôi con ăn học, nên cô Hiệp tự nhủ phải cố gắng học thật tốt, trở thành cô giáo để là niềm tự hào của mẹ. Tốt nghiệp Cao đẳng Sư phạm năm 2016, cô Hiệp nộp hồ sơ thi viên chức và trúng tuyển vào Trường PTDTBT Tiểu học I xã Bính Xá (Đình Lập, Lạng Sơn), nơi có đa số học sinh dân tộc thiểu số như Tày, Nùng, Dao.

“Khoảng thời gian đó, tôi thật sự bỡ ngỡ, mọi thứ đều mới lạ và khó khăn. Không chỉ là sự thiếu thốn cơ sở vật chất, mà còn phong tục tập quán, bất đồng ngôn ngữ. Nhìn khắp bốn bề toàn rừng, mây, núi, những con đường đất trơn trượt, nhìn những em học sinh thân hình nhỏ bé, làn da đen sạm, nhiều khi cũng cảm thấy nản lòng”, cô Hiệp nhớ lại.

Mặc dù vậy, bằng sự cố gắng của bản thân cùng sự giúp đỡ của các đồng nghiệp, cô Hiệp dần bắt nhịp được với công việc giảng dạy. Mỗi lần đứng trên bục giảng là thấy yêu công việc của mình nhiều hơn. Lúc ấy, cô lại nghĩ “được giảng dạy cho học trò miền biên giới cũng là niềm vui, niềm tự hào”. Tìm được niềm vui trong công việc, cô lại thêm yêu thương học sinh nơi đây. Ngoài giờ học, cô giúp các em nấu cơm, đun nước tắm, hướng dẫn các em vệ sinh cá nhân. Chính điều đó lại càng giúp cô có động lực hơn khi công tác xa nhà.

Sau hơn 6 năm công tác tại vùng biên giới, năm 2022, cô về công tác tại Trường Tiểu học xã Lâm Ca thuộc xã vùng III của Đình Lập. Ở đây, đa số học sinh dân tộc thiểu số, đi lại khó khăn. Cơ sở vật chất nhà trường thiếu thốn. Không có nhà công vụ cho giáo viên nên hàng ngày, cô phải đi 30km tới trường. Mặc dù khó khăn vất vả nhưng khi nhìn những đôi chân lấm lem vì đi bộ đường đất đến trường, những gương mặt ngây thơ, non nớt không quản ngại khó khăn của các em, cô lại nguyện gắn bó với hành trình gieo chữ ở miền núi.

Suốt những năm công tác tại huyện Đình Lập, cô Hiệp luôn cố gắng trau dồi chuyên môn, nghiệp vụ, đồng thời, tìm tòi, sáng tạo trong phương pháp giảng dạy để học sinh tiếp thu kiến thức một cách dễ dàng nhất. Bằng lòng yêu nghề, mến trẻ, cô Hiệp đã có nhiều sáng kiến, đổi mới trong phương pháp giảng dạy giúp học sinh tiếp thu kiến thức hiệu quả.

Với những cố gắng không ngừng nghỉ, 4 năm liền, cô Vương Ngọc Hiệp đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở, nhận giấy khen của chủ tịch huyện, bằng khen của chủ tịch UBND tỉnh trong công tác dạy và học. Ngoài ra, cô còn đạt giáo viên dạy giỏi cấp huyện, cấp tỉnh và ôn luyện học sinh tham gia cuộc thi trên Internet đạt giải cao cấp tỉnh và nhiều giải thưởng cá nhân tiêu biểu khác.

Tôi sẽ cố gắng trở thành một người giáo viên tốt. Để thực hiện được điều đó tôi sẽ lao động nghiêm túc, không ngừng học tập, rèn luyện, tu dưỡng đạo đức và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của mình. Chỉ những ai đã và đang đứng trên bục giảng mới cảm nhận được niềm hạnh phúc và sự cao quý của nghề dạy học. Nghề mà những nhọc nhằn, trăn trở cũng chính là vinh quang! Tôi yêu nghề! Tôi hạnh phúc với nghề. - Cô Nguyễn Thị Thu Hương

Theo giaoducthoidai.vn
https://giaoducthoidai.vn/nhan-len-nhung-uoc-mo-giua-vung-cao-post677465.html
Copy Link
https://giaoducthoidai.vn/nhan-len-nhung-uoc-mo-giua-vung-cao-post677465.html
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nhân lên những ước mơ giữa vùng cao!