Để giúp trẻ mở lòng khi trò chuyện và tránh mâu thuẫn, mẹ cần thể hiện thái độ tôn trọng, tập trung lắng nghe và cho phép trẻ bày tỏ quan điểm cá nhân.
4. Trở thành người mẹ "không biết"
Khi trẻ làm bài tập và gặp phải bài khó, thay vì ngay lập tức nổi nóng, trách mắng trẻ: "Sao con lại dốt thế hả. Bài thì dễ như thế này" rồi làm giúp thay chúng, tốt nhất mẹ nên đọc qua. Hãy nói rằng: "Mẹ cũng chưa biết phải làm thế nào. Chúng ta cùng nhau nghĩ cách nhé". Sau vài lần như vậy, mẹ sẽ tập được cho trẻ cách tự giải quyết vấn đề.
Mặt khác, khi tự làm được một điều gì đó, trẻ cũng cảm thấy có thành tựu và sau nhiều lần như vậy sẽ xây dựng được thói quen không cần dựa vào ai khác.
Hãy trở thành người mẹ "không biết" thay vì "cái gì cũng biết". Mẹ có thể đồng hành cùng trẻ tìm ra câu trả lời nhưng tuyệt đối không nói ra đáp án ngay vì như vậy sẽ làm thui chột khả năng tự suy nghĩ của trẻ.
Ảnh minh họa
5. Bà mẹ biết quản lý cảm xúc
Những người mẹ không thể kiểm soát và quản lý tốt cảm xúc của mình lâu ngày thường nhạy cảm, dễ cáu gắt và mất bình tĩnh với con cái.
Nếu người mẹ biết cách kiềm chế cảm xúc, để con cái lớn lên trong một môi trường tích cực và tràn đầy sức sống thì đứa trẻ sau này cũng biết quản lý cảm xúc, quan hệ với người khác sẽ hài hòa. Khi đối mặt với một vấn đề, trẻ biết suy nghĩ theo lý trí thay vì để cảm xúc dẫn dắt mình.
6. "Mẹ cũng từng như thế"
Bất cứ khi nào trẻ cảm thấy buồn bã vì gặp thất bại, thay vì trách mắng khiến trẻ cảm thấy áp lực tâm lý, mẹ có thể ngồi tâm sự với con. Mẹ có thể nói: "Khi bằng tuổi con, mẹ cũng từng như thế" hoặc "Con đừng buồn nữa. Khi bằng tuổi con mẹ cũng không làm được như con bây giờ đâu". Nhờ vậy trẻ sẽ cảm thấy tự tin hơn và không trách móc bản thân vì mình kém cỏi.
Hay khi trẻ cảm thấy lo lắng trước một điều gì đó, mẹ có thể ở bên và kể một vài câu chuyện khi mẹ ở độ tuổi tương tự như thế nhằm làm dịu áp lực trong lòng trẻ.