Nhân viên vận hành: đảm nhiệm việc tham gia vào quy trình cải thiện chất lượng dịch vụ, hỗ trợ tương tác, liên lạc với khách hàng, kiểm tra các giao dịch trong ngân hàng, gửi các thông tin cần thiết đến phòng ban, kiểm soát chính sách và văn bản nội bộ.
Nhân viên kiểm toán: có vai trò giám sát và kiểm tra hoạt động của các phòng ban trong tổ chức tín dụng nhằm đảm bảo vận hành đúng theo quy định của pháp luật, đánh giá nội bộ, tiến hành kiểm tra theo yêu cầu từ cấp trên, tổng hợp các báo cáo của phòng/ bộ, đề xuất phương án xử lý khi có vấn đề xảy ra
Chuyên viên tư vấn đầu tư: Chuyên viên đầu tư có vai trò tham gia vào quá trình tư vấn và cung cấp các giải pháp tài chính phù hợp với khách hàng, tham mưu cho lãnh đạo những vấn đề liên quan về đầu tư, thực hiện lập các báo cáo theo yêu cầu của cấp trên, hỗ trợ các chứng từ liên quan đến hợp đồng
Chuyên viên thanh toán quốc tế: Thực hiện công tác kiểm tra chứng từ và các giấy tờ liên quan phục vụ cho việc giao dịch quốc tế, chuyển phát quốc tế, kiểm tra tính hợp pháp của giấy tờ và hồ sơ theo quy định, giải quyết các khiếu nại và thắc mắc của khách hàng, hướng dẫn khách hàng về giao dịch quốc tế và hoàn thiện hồ sơ khách hàng.
Nhân viên thu hồi nợ: công việc chính là xác định khoản nợ quá hạn của khách hàng và thực hiện các biện pháp cần thiết để thu hồi nợ, hỗ trợ giải đáp các thắc mắc của khách hàng về khoản nợ, đưa ra phương án xử lý tài sản bảo đảm,...
Sau khi tốt nghiệp ngành ngân hàng, người học có thể làm việc tại rất nhiều nơi, ví dụ như:
Làm việc tại các ngân hàng thương mại, ngân hàng nhà nước, ngân hàng nước ngoài có chi nhánh tại Việt Nam,...
Làm việc tại các tổ chức tín dụng phi ngân hàng, công ty chứng khoán, các tổ chức tư vấn tài chính,...
Làm việc tại các công ty kiểm soát hoặc các quỹ đầu tư lớn trong và ngoài nước
Làm việc tại các cơ quan nhà nước như cục thuế, quỹ tín dụng, cục hải quan,...
Có thể làm việc tại các trường đại học với vai trò nghiên cứu sinh, giảng viên ngành ngân hàng