Những đứa trẻ hay bị bắt nạt ở trường thường lớn lên trong 6 kiểu gia đình này

14/01/2024, 12:43
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Thông qua nhiều nghiên cứu khác nhau, các chuyên gia giáo dục đã tìm ra những điểm chung của các học sinh hay bị bắt nạt ở trường.

Mỗi chúng ta đều hiểu những tác hại to lớn về tâm lý mà bạo lực học đường để lại. Nhưng có bao giờ chúng ta tìm hiểu sâu xa gốc rễ vấn đề? Thực tế cho thấy, đa số những đứa trẻ bị bắt nạt đều có một điểm chung liên quan đến cách nuôi dạy của gia đình.

Những đứa trẻ này thường xuất thân từ 6 kiểu gia đình dưới đây, nếu nhà bạn cũng đang ở một trong những kiểu đó thì phải sớm thay đổi:

1. Gia đình có cha mẹ thích kiểm soát

Một nghiên cứu tại Mỹ từng cho thấy có hơn 60% trẻ em bị bắt nạt ở trường nhưng chỉ âm thầm chịu đựng mà không nói cho bố mẹ hay giáo viên biết. Điều này đặt ra một câu hỏi lớn cho nhà trường và các bậc phụ huynh: Tại sao khi bị bắt nạt, trẻ lại không dám nói cho người lớn biết?

Sau khi khảo sát ý kiến của các em học sinh, đáp án được đưa ra nhiều nhất chính là: "Nói ra cũng chẳng có ích gì".

Hầu hết, những đứa trẻ có tâm lý này đều lớn lên trong một gia đình có cha mẹ quá nghiêm khắc và thích kiểm soát con cái. Sự hà khắc của bố mẹ ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý của trẻ. Khiến trẻ bị gò bó trong những khuôn mẫu mà bố mẹ mong muốn và hình thành tâm lý nghe theo bố mẹ một cách tuyệt đối.

Lớn lên trong gia đình như vậy, dần dần, trẻ sẽ mất ý kiến của mình không được coi trọng, cảm thấy tự ti, ngại bày tỏ và chia sẻ với bố mẹ. Thậm chí ngay cả khi bị bắt nạt, trẻ cũng sẽ im lặng và tự chịu đựng một mình vì trong trẻ đã hình thành suy nghĩ phải biết vâng lời kẻ mạnh.

Những đứa trẻ hay bị bắt nạt ở trường thường lớn lên trong 6 kiểu gia đình này - 1

Sự hà khắc của bố mẹ khiến trẻ mất ý kiến của mình không được coi trọng, cảm thấy tự ti. Ảnh minh họa

2. Gia đình có cha mẹ không ủng hộ con cái

Có một kiểu cha mẹ ở ngoài đời hòa đồng với người khác nhưng ở nhà lại có bộ mặt khác với gia đình mình. Thậm chí sẽ trút bỏ những bất bình mà bản thân phải gánh chịu với bạn đời, con cái.

Khi đứa trẻ nhìn thấy hai "khuôn mặt" khác của cha mẹ, nó cho rằng đó là điều bình thường và hình thành thói quen tương tự. Trẻ sẽ đấm, đá và mất bình tĩnh trước mặt cha mẹ và người thân, nhưng lại trở nên rụt rè khi ra ngoài và chỉ trốn sau lưng gia đình khi bị bắt nạt. Trong tương lai, nếu một đứa trẻ mãi sống với tính cách như vậy thì cuối cùng trẻ sẽ phải chịu một sự thiệt thòi lớn.

3. Gia đình có mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái xa cách

Thông thường, những gia đình ly hôn, con cái bị bỏ rơi thường dễ xảy ra vấn đề về mối quan hệ cha mẹ - con cái.

Một số dữ liệu cho thấy rằng, những đứa trẻ lớn lên trong những gia đình có mối quan hệ cha mẹ - con cái xa cách sẽ có nguy cơ bị bắt nạt học đường cao hơn và thậm chí chiếm tới 80% ở một số khu vực.

Khi trẻ còn nhỏ, chúng rất cần sự đồng hành của cha mẹ nhưng họ lại không có ở đó. Vì thế, trẻ buộc phải tự trưởng thành sớm, miễn cưỡng làm theo yêu cầu của cha mẹ với hy vọng được quan tâm nhiều hơn.

Một đứa trẻ không có cha mẹ bên cạnh thường có tính cách độc lập, luôn giấu mọi chuyện xảy ra và tự giải quyết vấn đề của mình. Họ thường không muốn bộc lộ sự yếu đuối trước mặt người khác.

Có không ít những đứa trẻ bị cha mẹ ghẻ lạnh hay bỏ rơi vì nhiều lý do. Khi bị bắt nạt, trẻ không biết nhờ vả ai cả.

4. Gia đình có cha mẹ hay châm biếm, đả kích con cái

Khi thấy con đi học bị bắt nạt, nhiều cha mẹ không chịu tìm hiểu nguyên nhân mà đã vội phán xét: "Tại sao bạn không bắt nạt người khác mà chỉ bắt nạt con? Có phải trông con quá yếu đuối?" hay "Tay của con chỉ để trang trí à? Con không dám đánh lại à?"… Những câu nói thể hiện rõ sự châm biếm khiến trẻ rơi vào trạng thái tổn thương nặng nề.

Khi trẻ chia sẻ vấn đề tiêu cực đang gặp phải, trẻ rất muốn được cha mẹ đồng cảm, thấu hiểu và đưa ra phương án giải quyết. Nhưng trong mắt nhiều bậc phụ huynh, họ coi con là những đứa trẻ nhút nhát, yếu kém mới dễ bị bắt nạt. Và cách làm của họ là châm biếm với mong muốn con sẽ vùng lên chống trả, trở nên dũng cảm hơn.

Tuy nhiên, cách làm này là sai lầm, càng khiến trẻ trở nên nhút nhát, tự ti và mặc cảm. Từ đó biến trẻ thành mục tiêu bị bắt nạt.

Những đứa trẻ hay bị bắt nạt ở trường thường lớn lên trong 6 kiểu gia đình này - 2

Nhiều bậc phụ huynh châm biếm, đả kích con với mong muốn con sẽ vùng lên chống trả, trở nên dũng cảm hơn nhưng đó là sai lầm. Ảnh minh họa

5. Gia đình có cha mẹ bảo vệ con cái quá mức

Nếu cha mẹ quá chiều chuộng và luôn bao bọc con quá mức thì con cái sẽ hình thành tính cách "độc tài", ích kỉ. Kiểu trẻ này được gia đình bảo vệ rất tốt, ở nhà hay bắt nạt người thân, nhưng khi ra ngoài lại lập tức trở thành kẻ hèn nhát.

6. Gia đình có cha mẹ nhút nhát hoặc hèn nhát

Tính cách của một đứa trẻ phần nào bị ảnh hưởng bởi cha mẹ ban đầu. Nếu cha mẹ rụt rè, nhát gan, con cái sẽ như một chú cừu non, bị ảnh hưởng theo tính cách này, khi bị bắt nạt không dám phản kháng lại.

Một đứa trẻ có tính cách yếu đuối dễ trở thành đối tượng của những người thích bắt nạt nhắm tới.

Những đứa trẻ hay bị bắt nạt ở trường thường lớn lên trong 6 kiểu gia đình này - 3

Những đứa trẻ được bảo vệ quá mức ở nhà hay bắt nạt người thân, nhưng khi ra ngoài lại lập tức trở thành kẻ hèn nhát. Ảnh minh họa

Cha mẹ nên làm gì khi biết con mình bị bắt nạt?

Dạy trẻ dũng cảm bày tỏ lòng mình

Trẻ bị bắt nạt là điều không ai mong muốn. Vì vậy, cách tốt nhất để có thể phòng tránh và ngăn chặn kịp thời nạn bạo lực học đường là khuyến khích trẻ bày tỏ và chia sẻ.

Để trẻ thoải mái bày tỏ, nêu ra ý kiến, quan điểm và vấn đề của bản thân, cha mẹ nên thường xuyên dành thời gian và thể hiện tình yêu thương với trẻ. Sự gần gũi, thân thiết chính là phương thức gắn kết trẻ với cha mẹ tốt nhất. Có như thế, trẻ mới đủ tin tưởng để chia sẻ và xem bố mẹ là chỗ dựa vững chắc để có thể dựa vào trong mọi trường hợp.

Khi nghe trẻ chia sẻ việc bị bắt nạt, bố mẹ nên bình tĩnh để nghe kể và an ủi con thay vì nóng nảy la mắng hay tra hỏi trẻ. Khi trẻ bị bắt nạt, chúng sẽ có nhiều cảm xúc tồn đọng trong lòng. Vì vậy, để trẻ bày tỏ lòng mình và trút bỏ cảm xúc là cách tốt nhất. Sau đó, cha mẹ nên nói trẻ nghe cách giải quyết vấn đề để trẻ sẽ được an ủi và tự tin tới trường trở lại.

Những đứa trẻ hay bị bắt nạt ở trường thường lớn lên trong 6 kiểu gia đình này - 4

Để tránh việc trẻ bị bắt nạt, cha mẹ hãy giúp con mình tự tin hơn trong môi trường học tập. Hãy khuyến khích con kết bạn, hòa đồng với các bạn trong lớp, trong trường để trẻ không cảm thấy bị cô độc. Ảnh minh họa

Dạy trẻ tự vệ

Trong quá trình trưởng thành của trẻ, sẽ có lúc trẻ phải đối mặt với vấn đề một mình mà không có bố mẹ giúp đỡ. Vì vậy, dạy trẻ cách giải quyết những vấn đề này cũng là hành trang thiết thực nhất cho sự phát triển sau này của trẻ.

Các bậc cha mẹ có thể hướng dẫn trẻ hô to, ra dấu hiệu kêu cứu cho người lớn ở gần nếu bị bắt nạt hoặc gặp nguy hiểm. Đây là những kỹ năng cơ bản giúp trẻ có được sự giúp đỡ từ bên ngoài và thoát khỏi tình huống xấu. Ngoài ra, cha mẹ cũng nên nhắc nhở con cái nên đi ở những nơi đông người, hạn chế đi vào góc khuất vì sẽ tạo điều kiện cho kẻ xấu bắt nạt.

Dạy trẻ cách nói "không" và phản kháng

Trong cuộc sống, có những trường hợp chúng ta phải biết nói không và cha mẹ nên dạy trẻ nhận biết điều đó. Từ bé, trẻ nhỏ thường được dạy phải biết vâng lời mà hiếm được dạy về cách để từ chối người khác. Điều này sẽ dẫn đến việc trẻ ngại khước từ hoặc không thể từ chối những đòi hỏi từ người khác đối với mình. Đối với những đứa trẻ yếu ớt, dễ bị tổn thương thì điều này dễ khiến trẻ bị đối xử bất công hơn trong cuộc sống.

Vì vậy, cha mẹ nên dạy trẻ trong hoàn cảnh nào thì nên từ chối yêu cầu của đối phương. Khi trẻ gặp phải điều gì không thích, hay vô lý tự tin bày tỏ sự từ chối. Từ đó, trẻ sẽ học được cách thể hiện rõ lập trường của bản thân. Những đứa trẻ học được điều này ít khi bị người khác bắt nạt. Thậm chí ngay cả khi trẻ bị bắt nạt, chúng vẫn biết cách thể hiện khí thế, lòng dũng cảm và kiên quyết chống trả để đối phương biết rằng mình không dễ bị bắt nạt. Có như vậy mới tránh được việc bị bắt nạt xảy ra thường xuyên.

Việc cha mẹ dạy trẻ nói không và học cách phản kháng không phải là dạy trẻ sử dụng bạo lực để giải quyết vấn đề mà là dạy trẻ học cách tự bảo vệ mình.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Những đứa trẻ hay bị bắt nạt ở trường thường lớn lên trong 6 kiểu gia đình này