Những lưu ý trước giờ thi Ngữ văn

25/06/2023, 14:57
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Chỉ còn ít ngày trước Kỳ thi tốt nghiệp THPT, cô Đình Thị Thủy, giáo viên Phenikaa School chia sẻ một số lưu ý cần tập trung với môn Ngữ văn.

Mở đoạn phải nêu được vấn đề nghị luận. Thân đoạn phải đủ: giải thích - phân tích - bàn luận (phê phán hoặc ngợi ca, tính 2 mặt…). Kết đoạn nêu được bài học (phải có đủ nhận thức và hành động).

Thí sinh cần lưu ý luôn có dẫn chứng cho phần phân tích và bàn luận. Dẫn chứng nên đảm bảo tính chất: cá nhân - cộng đồng; xưa - nay; lĩnh vực khoa học; kinh tế - nghệ thuật… để tạo tính sinh động, thuyết phục.

Lưu ý với bài nghị luận văn học

Với bài nghị luận văn học có thể chia làm 2 trường hợp.

Trường hợp phân tích, cảm nhận để thấy… cộng yêu cầu phụ, thí sinh cần bảo đảm cấu trúc 3 phần (mở - thân - kết).

Mở bài nêu được vấn đề nghị luận. Thân bài, khái quát chỉ khoảng 10 dòng (chủ yếu hoàn cảnh sáng tác và một vài giá trị nội dung, nghệ thuật tiêu biểu); sơ lược phần trước ngữ liệu trong đề (5 đến 15 dòng - nếu có); nghị luận về phần văn bản trong đề - chú ý hướng vào yêu cầu của đề (lưu ý, luận điểm - ý trọng tâm, nổi bật nên đặt ở đầu đoạn văn, nếu tiểu kết được thì nên tiểu kết dạng đoạn tổng phân hợp); yêu cầu phụ; đánh giá nghệ thuật, phong cách nhà văn.

Trường hợp phân tích hai đối tượng (hai đoạn thơ, hai đoạn văn, hai chi tiết trong một tác phẩm hoặc trong 2 tác phẩm khác nhau):

Giải quyết đối tượng 1, thí sinh phân tích bình thường như đề đơn lẻ, xoáy vào vấn đề mà đề thi yêu cầu.

Giải quyết đối tượng 2: luôn đặt trong mối liên hệ với đối tượng 1. Ví dụ, “nếu như ở đoạn 1 là... thì ở đoạn 2 cũng thể hiện…;nếu như ở đoạn 1 là… thì ở đoạn 2 lại…”.

So sánh, đánh giá: điểm giống, điểm riêng biệt của hai đoạn văn.

Nguyên nhân của điểm giống, điểm riêng biệt: hoàn cảnh sáng tác, phong cách, đối tượng phản ánh.

Kết bài, nêu ý nghĩa của đối tượng với tác phẩm, tác giả, nền văn học; tác động đến nhận thức, tình cảm của bản thân.

Yêu cầu về trình bày, tâm lý trong phòng thi

Thí sinh cần ghi rõ các phần, mục, câu; căn lề phẳng, đẹp, hạn chế tối đa việc gạch xóa. Khi ngắt đoạn nên lùi đầu dòng khoảng 2cm

Thí sinh cần giữ tâm lý bình tĩnh, tập trung nghe chỉ dẫn của giám thị; tập trung và tỉnh táo trong đọc yêu cầu của đề.

Không áp lực về điểm số: đến thời điểm này, các em cần giải phóng áp lực, nhất là khi vào phòng thi, không đặt nặng về một số điểm cụ thể, hãy chủ động, tự tin và thăng hoa; hãy viết bằng nhiệt huyết, sự chân thành và vốn kiến thức mình đã ôn luyện.

Theo giaoducthoidai.vn
https://giaoducthoidai.vn/nhung-luu-y-truoc-gio-thi-ngu-van-post644325.html
Copy Link
https://giaoducthoidai.vn/nhung-luu-y-truoc-gio-thi-ngu-van-post644325.html
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Những lưu ý trước giờ thi Ngữ văn