Canh cá mè hạt mướp nghệ vàng: cá mè 1 con, hạt mướp 30g, nghệ vàng 10g. Nấu canh, ngày ăn 1 lần. Món này rất tốt cho phụ nữ huyết hư, sau đẻ thiếu sữa.
Canh cá mè gừng tươi: cá mè 1 con, gừng tươi 1 củ (20 - 30g). Cá mè làm sạch; gừng tươi cạo vỏ, đập giập nhưng vẫn còn cả thân củ; thêm hồ tiêu, hành tươi, gia vị nấu canh. Ăn liên tục đợt 5 - 7 ngày. Dùng tốt cho người tỳ vị dương hư, hư hàn, ăn kém, chậm tiêu, đầy ợ hơi, sợ lạnh, ho suyễn, nôn ói.
Cá mè hầm đậu đỏ: cá mè 1 con, đậu đỏ hạt 30g. Cá mè làm sạch, hầm nhừ với đậu đỏ, nước vừa đủ, thêm gia vị, ăn trong ngày. Đợt dùng 5 - 7 ngày. Thích hợp cho người bệnh phù nề, tiểu tiện ít.
Đầu cá mè hầm thiên ma: đầu cá mè 1 khúc, thiên ma 15g. Đầu cá làm sạch, cho cùng thiên ma, gia vị và nước vừa đủ, hầm nhừ ăn trong ngày. Ăn một đợt 5 - 7 ngày. Dùng tốt cho người đau đầu hoa mắt chóng mặt (huyễn vựng), tay chân mỏi.
Những người không nên ăn cá mè
Theo TS Nguyễn Đức Quang, cá mè tính ôn nhiệt, ăn nhiều sinh nội nhiệt, khát nước, loét miệng. Vì vậy, người thể trạng dương thịnh, nội nhiệt táo bón, lở ngứa, mụn nhọt không nên ăn. Không ăn gỏi cá mè hoặc ăn cá chưa nấu chín do cá thường mang ấu trùng sán lá gan.
Trên đây là những người không nên ăn cá mè. Nếu bạn thuộc nhóm những người trên hãy tránh xa cá mè nhé.