Những sai lầm thường gặp trong chăm sóc trẻ mùa hè

14/06/2022, 11:20
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Mùa hè đến, các bé được nghỉ dài ngày, giờ giấc sinh hoạt bị xáo trộn… có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ của trẻ. Đặc biệt, thời tiết nóng nực của mùa hè có thể làm trẻ dễ bị bệnh.

Chính vì vậy, Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ khuyến nghị trẻ em từ 2 đến 5 tuổi xem ti vi, điện thoại, màn hình máy tính không quá 1 giờ mỗi ngày. Trẻ lớn hơn cũng khuyến cáo ít hơn 2 giờ mỗi ngày.

Ánh sáng của ti vi và hình ảnh thay đổi quá nhanh sẽ làm ảnh hưởng đến thị giác của trẻ.

Cho trẻ thức khuya và ngủ bù vào hôm sau

Nhiều cha mẹ cho rằng nghỉ hè không phải đi lớp nên thoải mái cho trẻ trẻ thức khuya và ngủ bù vào hôm sau. Điều này thực sự không tốt cho sức khỏe nếu lặp lại nhiều ngày. Theo thống kê, giấc ngủ chiếm khoảng 1/3 thời gian hoạt động của mỗi người. Khi ngủ, cơ thể tiết ra những hormone quan trọng giúp trao đổi chất giữa các tế bào, tích lũy năng lượng cần thiết cho hoạt động trong ngày và quá trình tăng trưởng cơ thể, giúp não bộ sắp xếp lại thông tin một cách có hệ thống và củng cố khả năng nhớ dài hạn của não. Các nhà nghiên cứu cho thấy sau khi thức khuya, sự trao đổi chất trong não của mọi người đều có những bất thường. Ở một số vùng não, giấc ngủ bổ sung hầu như không cải thiện.

Học sinh ngủ đủ và đúng nhịp sinh học, trí nhớ sẽ được cải thiện, tâm trí trở nên minh mẫn, nhạy bén, tiếp thu bài học rất nhanh và khả năng tư duy tốt. Nếu thường xuyên "ngủ ngày cày đêm" thì sẽ bồn chồn, khó chịu, dễ nóng giận, bần thần, mệt mỏi, uể oải trong ngày, đau khớp cổ, lưng, vai, hay quên, không thể tập trung vào công việc, học tập.

Ngoài ra, vào buổi tối cha mẹ không cho trẻ ăn quá no hoặc tập thể thao mạnh trước lúc đi ngủ. Nên có những giấc ngủ trưa ngắn để cho não nghỉ ngơi. Thời gian ngủ trong 1 ngày tùy thuộc vào mỗi trẻ: Trẻ em từ 6 - 13 tuổi cần khoảng 9 - 11 giờ ngủ, trong khi trẻ em từ 14 - 17 tuổi cần từ 8 - 10 giờ ngủ.

Cho trẻ ở trong phòng điều hòa cả ngày là thủ phạm khiến sức đề kháng cơ thể của trẻ yếu đi.

Ở trong nhà có điều hòa cả ngày

Những ngày hè nắng nóng, cho trẻ ở trong phòng điều hòa là giải pháp được nhiều người lựa chọn. Tuy nhiên, cách tránh nóng này lại là thủ phạm khiến sức đề kháng của cơ thể yếu đi. Khi dùng điều hòa thường xuyên, cửa phòng luôn luôn trong tình trạng đóng kín sẽ khiến không khí không thể lưu thông, dẫn đến việc vi khuẩn, bụi bẩn tích tụ ngày càng nhiều và là nguyên nhân làm tăng các bệnh đường hô hấp, cơ thể mệt mỏi do thiếu không khí sạch.

Đặc biệt, việc di chuyển đột ngột từ môi trường có nhiệt độ cao sang môi trường có nhiệt độ thấp sẽ làm nhiệt độ cơ thể hạ đột ngột, mồ hôi không toát ra được, dễ ngấm ngược lại dẫn đến cảm lạnh và nguy cơ mắc các căn bệnh về hô hấp.

Vì vậy, sáng sớm và chiều tối mát cần cho trẻ ra khỏi phòng để vận động, thời gian ở trong phòng nên chỉ để điều hòa khoảng 26 - 27 độ C. Nhiệt độ trong phòng và ngoài trời không nên chênh nhau quá 5 độ C. Trong phòng sử dụng điều hòa nên có một chiếc quạt thông gió để có thể trao đổi không khí với bên ngoài. Cần tránh việc đi ra đi vào phòng điều hòa và bên ngoài vì khi nhiệt độ cơ thể bị thay đổi liên tục do nhiệt độ bên ngoài tác động sẽ dễ bị sốc nhiệt. Trước khi ra ngoài nên tắt điều hòa trước 15 - 20 phút để tránh sự chênh lệch quá lớn giữa trong nhà và ngoài trời.

Tham khảo thêm thông tin bài viết: Cách chăm sóc trẻ khi chuyển mùa hè - thu cha mẹ nào cũng cần biết.

BS Nguyễn Thị Bích - Theo suckhoedoisong.vn

Theo vienyhocungdung.vn
https://vienyhocungdung.vn/nhung-sai-lam-thuong-gap-trong-cham-soc-tre-mua-he-20220613142206366.htm
Copy Link
https://vienyhocungdung.vn/nhung-sai-lam-thuong-gap-trong-cham-soc-tre-mua-he-20220613142206366.htm
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Những sai lầm thường gặp trong chăm sóc trẻ mùa hè