Chỉ tiêu còn lại là xét tuyển theo các phương thức khác như ưu tiên xét tuyển (10-15% chỉ tiêu), xét tuyển thẳng, sử dụng chứng chỉ quốc tế, xét tuyển thí sinh dự tính du học.
Còn theo đề án tuyển sinh dự kiến của Trường ĐH Kinh tế - Tài chính TP.HCM, năm nay, trường dự kiến tuyển khoảng 6.610 cho 36 ngành đào tạo.
Trường sẽ thực hiện bốn phương thức tuyển sinh. Trong đó, trường chỉ xét tuyển theo kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 với 25% chỉ tiêu. Còn lại, trường dành đến 70% chỉ tiêu cho xét học bạ với xét tuyển học bạ lớp 12 theo tổ hợp 3 môn (30%) và xét tuyển học bạ theo tổng điểm trung bình 3 học kỳ (40%). 5% còn lại trường xét tuyển theo kết quả kỳ thi đánh giá năng lực 2024 của ĐH Quốc gia TP.HCM.
Nhỉnh hơn là Trường ĐH Mở TP.HCM khi dự kiến phương án tuyển sinh ĐH với ba nhóm phương thức với 5.300 chỉ tiêu. Trong đó, dành 40% chỉ tiêu cho xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển theo quy chế tuyển sinh của Bộ GD&ĐT và xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2024.
Cạnh đó, 40% dành cho các phương thức theo kế hoạch xét tuyển riêng của trường và 20% cho xét điểm thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM và kỳ thi riêng các trường ký kết sử dụng chung (Trường ĐH Sài Gòn, Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM).
Ở khu vực phía Bắc, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân (Hà Nội) năm nay quyết định giảm chỉ tiêu cho phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT.
Theo đó, trường dự kiến tuyển 6.200 chỉ tiêu theo ba phương thức xét tuyển cho 60 ngành/chương trình. Trong đó, trường dành khoảng 18% chỉ tiêu cho phương thức xét tuyển theo điểm thi tốt nghiệp THPT (giảm 7% so với năm 2023). Còn lại, trường dành chỉ tiêu phương thức xét tuyển kết hợp chiếm đến 80% và tuyển thẳng 2%.
Với phương thức xét tuyển kết hợp, trường này dành 30% tổng chỉ tiêu xét kết hợp điểm quy đổi chứng chỉ tiếng Anh quốc tế với điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024. Điểm xét tuyển là điểm quy đổi chứng chỉ tiếng Anh (theo thang 10) cộng với tổng điểm hai môn xét tuyển từ điểm thi và điểm ưu tiên (nếu có).