Giúp học sinh phát triển khả năng tư duy phản biện, một kỹ năng quan trọng trong các kỳ thi như PISA.
Xây dựng văn hóa học tập tích cực là một trong những yếu tố quan trọng để tạo ra môi trường giáo dục thuận lợi, trong đó học sinh không chỉ học tập vì điểm số mà còn thực sự say mê học hỏi, phát triển toàn diện các kỹ năng và khả năng.
Các bài học cần được thiết kế để khuyến khích học sinh đặt câu hỏi, phân tích và đánh giá thông tin thay vì tiếp nhận một cách thụ động.
Điều này giúp học sinh phát triển khả năng tư duy phản biện, một kỹ năng quan trọng trong các kỳ thi như PISA.
Bên cạnh đó, thay vì tập trung vào các bài kiểm tra truyền thống, nhà trường có thể thúc đẩy học sinh làm việc theo nhóm để thực hiện các dự án nghiên cứu hoặc sáng tạo sản phẩm, từ đó học sinh có cơ hội áp dụng lý thuyết vào thực tiễn.
Việc xây dựng văn hóa học tập tích cực đòi hỏi sự thay đổi trong cách tiếp cận của cả học sinh, giáo viên và nhà trường.
Tạo ra văn hóa học tập tích cực giúp học sinh không chỉ đạt được kết quả cao trong các kỳ đánh giá quốc tế như PISA, mà còn chuẩn bị cho các em khả năng đối mặt với những thách thức trong cuộc sống.
Mô hình trường học hạnh phúc được xem là một bước tiến quan trọng, nhằm tạo ra môi trường giáo dục tích cực, nơi học sinh không chỉ được trang bị kiến thức mà còn được nuôi dưỡng tinh thần, phát triển toàn diện nhân cách.
Các tiêu chí để xây dựng trường học hạnh phúc được thiết lập với mục đích gắn kết các lực lượng trong môi trường giáo dục, từ đó tạo ra một không gian học tập thân thiện và thoải mái.
Mỗi ngày đến trường sẽ trở thành một niềm vui đối với cả học sinh lẫn giáo viên, khuyến khích sự hào hứng trong việc học tập. PISA là chương trình đánh giá học sinh quốc tế (trong đó có chỉ số hạnh phúc), do OECD khởi xướng.
Bắt đầu từ năm 2022, PISA lần đầu tiên áp dụng khung khảo sát mức độ hạnh phúc của các em học sinh thông qua 9 khía cạnh cuộc sống, trong đó có sự gắn kết với trường học, sự hài lòng về vật chất và văn hóa, sự cởi mở đối với sự đa dạng và hài lòng về mặt tâm lý.
Phát triển mô hình trường học hạnh phúc sẽ giúp cân bằng giữa kết quả học tập và niềm vui trong học tập của học sinh trong nhà trường.
Việc nâng cao xếp hạng PISA của Việt Nam không chỉ đơn thuần là việc cải thiện điểm số mà còn là quá trình xây dựng một nền giáo dục phát triển toàn diện, chú trọng phát triển năng lực cá nhân và kỹ năng tư duy của học sinh.
Sự kết hợp giữa cải cách nội dung giảng dạy, nâng cao chất lượng giáo viên, xây dựng văn hóa học tập và sự tham gia của xã hội sẽ là nền tảng vững chắc để đạt được mục tiêu này.
PISA là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Programme for International Student Assessment - Chương trình đánh giá học sinh quốc tế” do Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) thực hiện.
PISA đánh giá học sinh 15 tuổi đang học tại trường ở lớp 7 trở lên. Đây là một khảo sát theo độ tuổi chứ không phải theo lớp. Vì PISA nhắm đến học sinh đang hoặc sắp kết thúc giáo dục bắt buộc ở nhiều quốc gia nên chương trình này cho biết mức độ sẵn sàng của học sinh đối với những thách thức hàng ngày của cuộc sống trưởng thành trong xã hội hiện đại.
PISA tập trung vào việc đánh giá năng lực của học sinh ở ba lĩnh vực: Toán học, Khoa học và Đọc hiểu với chu kỳ ba năm một lần. Mặc dù PISA đánh giá học sinh ở ba lĩnh vực trên, tuy nhiên ở mỗi chu kỳ PISA tập trung hơn vào một lĩnh vực chính theo dạng quay vòng để từ đó phân tích dữ liệu các chu kỳ theo nhiều hướng khác nhau và so sánh đánh giá chuyên sâu sau 9 năm.
PISA không chỉ kiểm tra kiến thức thu được tại trường học mà còn xem xét năng lực phổ thông thực tế của học sinh. Bài khảo sát PISA không chỉ đánh giá việc tái hiện kiến thức mà còn đánh giá khả năng học sinh vận dụng kiến thức và kỹ năng từ những vấn đề đã học áp dụng vào các tình huống thực tiễn. PISA không dựa trên chương trình giáo dục của một quốc gia nào mà xây dựng trên khung đánh giá năng lực của học sinh tuổi 15 theo một thang đo riêng, học sinh phải đạt được các yêu cầu năng lực đó mới bảo đảm có đủ khả năng để học tiếp chương trình cao hơn hoặc bước vào cuộc sống.